(BĐT) - Khó khăn lớn nhất đối với nhà thầu, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công ích, công cộng vẫn là nguồn tài chính bấp bênh. Khác với nhiều loại hình gói thầu khác, trúng thầu xong thì nhà thầu được tạm ứng hợp đồng khoảng 30%, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ công ích, nhà thầu trúng thầu và thực hiện khối lượng công việc đến đâu thì mới được làm hồ sơ để thanh toán đến đó.
(BĐT) - Thời gian qua, nhiều gói thầu có tiêu chí “địa phương hóa” tại nội dung đánh giá về năng lực, kinh nghiệm, hoặc yêu cầu về kỹ thuật, gây phản ứng từ phía nhà thầu. Câu chuyện tương tự xảy ra tại Gói thầu Dịch vụ công ích năm 2023 - 2024, hạng mục: chăm sóc cây xanh, duy trì hệ thống điện chiếu sáng và quét rác đường phố trên địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
(BĐT) - Ban QLDV công ích đô thị thành phố Thái Nguyên vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 03 Dịch vụ thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải, vệ sinh công cộng; dịch vụ chiếu sáng đô thị; dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay; dịch vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc Dự án Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công trên địa bàn thành phố Thái Nguyên từ 1/6/2022 - 31/12/2024.
(BĐT) - Thời gian qua, nhiều gói thầu dịch vụ công ích được tổ chức lựa chọn nhà thầu muộn hơn vài tháng so với thời điểm phải thực hiện gói thầu (ngày 1/1/2021). Chuyên gia về đấu thầu cho rằng, việc lựa chọn nhà thầu muộn sẽ phát sinh hệ lụy, khó giải thích cho việc làm ngược quy trình đấu thầu cũng như thanh toán phần khối lượng công việc đã thực hiện khi chưa chọn được nhà thầu.
(BĐT) - Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng quận Hà Đông, Hà Nội vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện Gói thầu số 01 Dịch vụ công ích duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông (thời gian thực hiện 3 năm, từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2023).
(BĐT) - Báo Đấu thầu tiếp nhận đơn kiến nghị của Công ty TNHH Năng lượng xanh GEC Việt Nam về nội dung hồ sơ mời thầu (HSMT) của một số gói thầu dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo Nhà thầu, một số tiêu chí của HSMT chưa tuân thủ đúng quy định về đấu thấu dẫn tới hạn chế cạnh tranh.
(BĐT) - Nhiều quận, huyện tại TP. Hà Nội đang trong thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu dịch vụ công ích, với giá trị mỗi gói thầu lên tới hàng trăm tỷ đồng.
(BĐT) - Từ năm 2018, TP.HCM sẽ quyết liệt thực hiện đấu thầu dịch vụ vệ sinh môi trường thay vì đặt hàng, giao kế hoạch. Việc chuyển từ cơ chế đặt hàng sang đấu thầu cung ứng dịch vụ công ích được đánh giá là một bước tiến quan trọng để đưa loại dịch vụ này ra thị trường, minh bạch hóa nguồn vốn và hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ công ích.
(BĐT) - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, đơn vị đầu mối tổ chức triển khai nhiều gói thầu dịch vụ công ích nhất trên địa bàn Thành phố (TP) đã trình và vừa được UBND TP.HCM thông qua Quy chế đấu thầu, đặt hàng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
(BĐT) - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có báo cáo UBND Thành phố về quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thuộc lĩnh vực GTVT.
(BĐT) - Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, năm 2016, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 5 (TP.HCM) kinh doanh rất thành công khi doanh thu và lợi nhuận đều tăng đột biến và đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty này.
(BĐT) - Năm 2017, 3 quận Cái Răng, Ninh Kiều, Bình Thủy thuộc TP. Cần Thơ chi trên dưới 100 tỷ đồng cho việc chăm sóc cây xanh, duy tu hệ thống đèn chiếu sáng, thu gom, vận chuyển rác,…
(BĐT) - Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho biết, từ năm 2014 đến nay, Sở Xây dựng được UBND TP. Hà Nội giao triển khai đấu thầu 15 gói thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố. Trong đó có 3 gói thầu lĩnh vực thoát nước, 8 gói thầu lĩnh vực cây xanh, 4 gói thầu lĩnh vực môi trường.
(BĐT) - Định hướng phát triển lĩnh vực thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 xác định phải thông qua đấu thầu để từng bước xã hội hóa dịch vụ công ích…
(BĐT) - Công ty TNHH Tư vấn Xây dựng Trường Phát – đơn vị tư vấn được giao làm bên mời thầu (BMT) vừa thông báo hủy thầu hàng chục gói thầu dịch vụ công ích trên địa bàn TP. Cần Thơ. Nguyên nhân nào dẫn đến việc hủy thầu hàng loạt này?
(BĐT) - Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc chuyển từ cơ chế đặt hàng sang đấu thầu cung ứng dịch vụ công ích là một bước tiến quan trọng để xóa thế “độc tôn” của doanh nghiệp nhà nước, đưa loại dịch vụ này ra thị trường, minh bạch hóa nguồn vốn và hiệu quả đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ công ích.
(BĐT) - Việc điều chỉnh tăng tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn TP.HCM được kỳ vọng sẽ góp phần giúp các bên mời thầu tính đúng, tính đủ giá trị gói thầu dịch vụ công ích.
(BĐT) - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, tổng chi phí dịch vụ công ích của một số tỉnh, thành phố đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
(BĐT) - Thực tế cho thấy, những dịch vụ công ích sau khi được đưa ra đấu thầu rộng rãi đã tiết kiệm những con số không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Nhà nước cũng đã có những cơ chế, chính sách mở đường cho hoạt động này, tuy nhiên, số lượng dịch vụ công ích thực hiện theo cơ chế đấu thầu vẫn còn rất khiêm tốn.