#truyền thông
Khi người làm báo tuân thủ pháp lý và chuẩn mực đạo đức, đồng thời xây đắp những phẩm chất tốt đẹp sẽ tạo nên văn hóa của cá nhân, của ấn phẩm, của tổ chức mình phụng sự

Văn hóa báo chí nhìn từ những điều bình dị

(BĐT) - Tại cuộc làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023) mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính thúc đẩy việc xây dựng đội ngũ người làm báo có phẩm chất chính trị, bản lĩnh, năng lực, trình độ chuyên môn để "phụng sự Tổ quốc", "phụng sự nhân dân", "phụng sự giai cấp và nhân loại". Cùng với đó, cần tạo lập văn hóa báo chí, thúc đẩy giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí...
Sự ủng hộ của báo chí đối với doanh nghiệp đôi lúc chính là câu phỏng vấn của phóng viên về một vấn đề dư luận quan tâm. Ảnh: Nhã Chi

Doanh nghiệp và báo chí: Mối quan hệ mong manh?

(BĐT) - Làm thế nào để có mối quan hệ tốt đẹp với báo chí có lẽ là mối quan tâm của bất cứ vị lãnh đạo doanh nghiệp (DN) nào. Ngược lại, được chủ tịch, tổng giám đốc hay giám đốc truyền thông của một DN nhớ tên, lưu số điện thoại và khi có việc sẽ liên lạc cũng là mong muốn của mọi phóng viên. Cùng chung hoạt động truyền thông nhưng đôi khi báo chí và DN vẫn song hành trên hai con đường mà chưa có điểm tiếp xúc.
Cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội DN và cơ quan thông tin đại chúng phải cùng vào cuộc tuyên truyền về TPP. Ảnh: Lê Tiên

TPP: Không xem nhẹ mắt xích truyền thông

(BĐT) - Khác với tất cả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có rất nhiều nội dung mang tính đột phá và có tiêu chuẩn rất cao. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền về TPP đang được thực hiện rất hời hợt.