#Mua sắm công xanh
Hồ sơ yêu cầu của một cục thuế tỉnh quy định tủ, tủ trà phải làm bằng gỗ gụ. Ảnh: Bích Thủy

Nhiều đơn vị chưa yêu cầu chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp khi mua sắm công

(BĐT) - Khảo sát 100 trong 13.000 bộ hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh qua mạng (E-HSYC) được công khai trong giai đoạn 2016 - 2018 cho thấy, có tới hơn 80% E-HSYC chưa quy định nhà thầu phải chứng minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ. Lỗ hổng pháp lý này đang là thách thức rất lớn trong hoạt động mua sắm công (MSC), nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản Việt Nam - EU (VPA/FLEGT, có hiệu lực từ ngày 1/6/2019).
 
Đến nay, việc thực hiện mua sắm công xanh mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm như thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện, điện tử... Ảnh st

Đưa tiêu chí “xanh” vào từng khâu lựa chọn nhà thầu

(BĐT) - Muốn mua sắm công xanh (MSCX) đi vào thực tế, cần có một chương trình vận động mạnh mẽ và quyết liệt từ các cấp có thẩm quyền. Quan trọng hơn, các khâu liên quan đến lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT), lập hồ sơ mời thầu (HSMT), đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) cho đến ký kết hợp đồng đều phải lồng ghép với các tiêu chí “xanh”.
Doanh nghiệp nghiên cứu công nghệ thân thiện với môi trường cần được hỗ trợ phát triển sản phẩm. Ảnh: Hoài Tâm

Mua sắm công xanh mới ở mức độ khuyến khích

(BĐT) - Tổng kết các hoạt động mua sắm công xanh (MSCX) tại Việt Nam sau 1 năm hợp tác với Viện Công nghệ và Môi trường Hàn Quốc (KEITI) thực hiện Thỏa thuận hợp tác về MSCX cho thấy, Việt Nam vẫn thiếu những hướng dẫn chi tiết về thực hiện MSCX. Việc thực hiện MSCX trên thực tế vẫn còn không ít khó khăn cần được tháo gỡ.
Hàn Quốc thúc đẩy mua sắm công xanh ra sao?

Hàn Quốc thúc đẩy mua sắm công xanh ra sao?

(BĐT) - Từ việc thực hiện chính sách mua sắm công xanh (MSCX) bắt buộc mà chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Hàn Quốc đã có hàng chục nghìn sản phẩm xanh, lượng phát thải nhà kính giảm đáng kể. Việc này cũng mang lại cho doanh nghiệp và người dân rất nhiều lợi ích thông qua việc cải thiện môi trường và tăng việc làm mới.
Vật liệu xây không nung là sản phẩm xanh cần được đưa vào các công trình sử dụng vốn nhà nước nhiều hơn nữa. Ảnh: Lê Tiên

Bước đệm thúc đẩy mua sắm công xanh

(BĐT) - Triển khai mua sắm công xanh (MSCX) tại nhiều quốc gia đã mang lại lợi ích không chỉ cho bên mua và bên cung cấp, mà còn thúc đẩy các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. 
Quá trình rà soát khung pháp lý về mua sắm công tại Việt Nam cho thấy hiện vẫn thiếu những quy định hoặc lồng ghép các quy định về mua sắm công xanh. Ảnh: Lê Tiên

Đề xuất kế hoạch 7 điểm thực hiện mua sắm công xanh

(BĐT) - Dự thảo Kế hoạch hành động thúc đẩy mua sắm công bền vững tại Việt Nam vừa được công bố tại Hội thảo tổng kết Dự án Thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất sản phẩm xanh thông qua mua sắm công bền vững và nhãn sinh thái (SPPEL) diễn ra ngày 1/12, tại Hà Nội. 
Mua sắm công xanh có thể hiểu là hoạt động mua sắm công có điều kiện, được lồng ghép các yếu tố môi trường. Ảnh: Lê Tiên

Đề xuất thúc đẩy mua sắm công xanh

(BĐT) - Việt Nam ngày càng đề cao các hoạt động cắt giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng/tài nguyên, giảm thiểu các tác động môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, hướng tới mua sắm xanh. 
Một số chuyên gia cho rằng khi tiến hành sửa đổi Luật Đấu thầu cần bổ sung quy định về ưu đãi mua sắm công xanh. Ảnh: Lê Tiên

Thiếu cơ chế ưu đãi mua sắm công xanh

(BĐT) - Trước thực tế hoạt động mua sắm công (MSC) của Việt Nam “chưa xanh”, nhiều ý kiến của các cơ quan mua sắm cũng như nhà thầu cho rằng việc lồng ghép các yếu tố bền vững vào lập kế hoạch mua sắm và lựa chọn nhà cung cấp là rất cần thiết.