(BĐT) - Thạo hẹn đón tôi xem nhà vào một buổi chiều cuối năm. Mưa bụi giăng giăng. Trời se lạnh. Con SH vẽ một đường lượn rất “lụa” rồi tấp vào vỉa hè. Ông bảo vệ già nhìn thấy gã đã nhanh nhảu mở cửa. Thang máy đưa chúng tôi vút lên tầng 15.
(BĐT) - Tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản (BĐS) tại các ngân hàng vẫn tăng trong bối cảnh dịch Covid-19, lãi suất cho vay mua nhà đang ở mức thấp là những yếu tố có thể gây rủi ro với dòng vốn này. Dù vậy, việc kiểm soát chặt chẽ từ cả cơ quan chức năng và các nhà băng sẽ giúp giảm rủi ro.
(BĐT) - Việc mua những căn nhà hay căn hộ tại các dự án đang bị cầm cố luôn tiềm ẩn những rủi ro. Vì vậy, trước khi quyết định mua, người tiêu dùng cần phải tìm hiểu kỹ.
Sau hàng loạt các vụ tranh chấp tại các căn hộ mà gần đây nhất là tại dự án Harmona và Bảy Hiền Tower, đã có không ít người e ngại khi mua nhà. Các chuyên gia có ý kiến thế nào về việc này và liệu thị trường có phản ứng ra sao sau các vụ tranh chấp này.
(BĐT) - Chỉ có một môi trường lành mạnh mới có khả năng sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường. Khi đó, quyền lợi của người mua nhà may ra mới được đảm bảo vì những “con sâu làm rầu nồi canh” đã bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Ông Đoàn Văn Bằng, Tổ trưởng Thanh tra xây dựng phường Điện Biên và ông Nguyễn Viết Dũng, đại diện UBND phường Điện Biên cho biết, đến thời điểm này mới phá dỡ được gần 400m2 mặt sàn tầng 19. Ông Bằng cho biết, thời gian qua có một số người xưng là người mua nhà 8B Lê Trực đến công trình cản trở, phản đối lực lượng chức năng tiến hành phá dỡ.
Trải qua thời điểm đóng băng, các chủ đầu tư thiếu năng lực coi như đã 'chết hẳn'. Đó là lúc, hàng loạt đại gia bất động sản nhảy vào cuộc chơi thâu tóm đất vàng với những phi vụ hàng ngàn tỷ thay đổi hẳn cục diện nhà đất Tây Hà Nội.
Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, nếu các nội dung của thông tư 36 được sửa đổi theo như dự thảo thì không những thị trường BĐS sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng mà còn có tác động xấu lên cả nền kinh tế.
Trong khi nhiều chủ đầu tư lo ngại việc siết tín dụng bất động sản của Ngân hàng Nhà nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường trong năm 2016, thì các đơn vị phân phối vẫn bình tâm khi cho rằng, thị trường sẽ không chịu nhiều tác động động từ chính sách này.
Theo Thông tư số 11/2015/TT-BXD của Bộ Xây dựng, từ ngày 16/2, nhân viên môi giới bất động sản (BĐS) phải dự thi sát hạch, phải có chứng chỉ mới được hành nghề.
Khi Ngân hàng Nhà nước siết 'van' tín dụng bất động sản bằng động thái đưa ra dự thảo Thông tư 36 thì nỗi lo bế tắc dòng vốn dài hạn cho ngành kinh tế này càng thêm hiện hữu.
Trong năm 2016, thị trường bất động sản (BĐS) toàn cầu có sự phục hồi mạnh nhờ nền kinh tế vĩ mô các nước ổn định. Giá nhà được dự báo có sự tăng nhẹ, nhưng lượng người mua nhà vẫn không được cải thiện.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, bong bóng bất động sản chưa thể xảy ra trong giai đoạn hiện nay song việc Chính phủ cảnh báo là điều cần thiết để dè chừng các ngân hàng không quá say sưa đổ vốn vào bất động sản.
Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tính đến 30/11/2015 đạt 374.783 tỷ đồng (tương đương hơn 16,6 tỉ USD), tăng 19,91% so với thời điểm 31/12/2014 và tăng 2,8% so với thời điểm 31/10/2015.
(BĐT) - 2016 hứa hẹn là một năm đầy sôi động đối với thị trường bất động sản TP.HCM, trong đó phân khúc căn hộ ở mức trung bình khá với giá từ 1,5 đến 3 tỷ đồng/căn sẽ hút hàng.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), năm 2015 lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 5,5 tỉ USD, gần bằng 39% lượng kiều hối cả nước. Trong đó, tỉ lệ kiều hối đầu tư vào lĩnh vực BĐS chiếm gần 22%.