#kế hoạch đầu tư công trung hạn
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo thẩm tra về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: Nghĩa Đức

Trình Quốc hội cho phép sử dụng 63.725 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn trung ương

(BĐT) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 16/1, Quốc hội thảo luận tại tổ và hội trường về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương (NSTW) giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2022 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công và bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam từ nguồn dự phòng của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 5.000 km đường cao tốc và hoàn thành nhiều sân bay, bến cảng lớn. Ảnh: Lê Tiên

Tháo gỡ triệt để ách tắc, đưa đầu tư công về đích

(BĐT) - Nửa chặng đường thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, song cũng bộc lộ một số hạn chế trong công tác phân bổ vốn, triển khai dự án. Do đó, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, để kế hoạch về đích với kết quả tích cực, cần sự đồng lòng và quyết tâm chính trị từ các cấp, ngành để tháo gỡ vướng mắc, giải quyết khó khăn cho các dự án đầu tư công.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đáp ứng tiến độ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn

(BĐT) - Ngày 4/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Cà Mau tiếp tục bám sát các mục tiêu, định hướng, nguyên tắc tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo thực hiện hiệu quả vốn đầu tư công. Ảnh minh họa: Internet

Cà Mau đốc thúc tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công

(BĐT) - UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản gửi các sở ngành và UBND các huyện, thành phố trong Tỉnh về việc triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 (Chỉ thị 17) của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp các dự án hoàn thiện thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giao kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025. Ảnh: Lê Tiên

Hoàn thành phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công 2021 - 2025 trong năm 2022

(BĐT) - Tại Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ nhiệm vụ bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành việc phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 trong năm 2022.
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, việc thu hút các nhà đầu tư tham gia dự án hạ tầng hiện rất khả thi vì khung pháp lý đã hoàn thiện. Ảnh: Lê Tiên

Khát vốn đầu tư, TP.HCM huy động từ đâu?

(BĐT) - Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn, nguồn vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025 của TP.HCM là 142.557 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ bội chi ngân sách TP.HCM là hơn 14.873 tỷ đồng; nguồn vốn cân đối ngân sách TP.HCM là hơn 127.638 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình trạng hụt thu ngân sách khiến việc cân đối chi đầu tư trở thành bài toán khó. Để giải bài toán này, TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có phương án đấu giá công khai quỹ đất công.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 bằng ngân sách TP.HCM được thông qua với mức 142.557 tỷ đồng, trong khi nhu cầu vốn dự kiến là 672.862 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Ngân sách nhà nước eo hẹp, huy động vốn từ đâu?

(BĐT) - Nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn lực cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (NSNN) ngày càng hạn hẹp. Để giải bài toán này, nhiều ý kiến cho rằng, trong ngắn hạn có thể tính đến việc tiếp tục khai thác nguồn thu từ đất, song về trung và dài hạn, xã hội hóa đầu tư vẫn là giải pháp căn cơ.
Tính đến hết ngày 10/9/2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của TP.HCM đạt 31% kế hoạch đã giao. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều địa phương xin thêm thời gian giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Năm 2021 là năm đầu tiên của kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025. Bên cạnh nguyên nhân khách quan, chủ quan tồn tại nhiều năm, còn có những yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến giải ngân đầu tư công của nhiều địa phương. Ghi nhận, chia sẻ với những khó khăn của địa phương trong giải ngân đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tổng hợp, kiến nghị những giải pháp phù hợp để tháo gỡ, đồng hành cùng địa phương thúc đẩy giải ngân.
Dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với tổng mức vốn ngân sách nhà nước là 2.870 nghìn tỷ đồng.

Rà soát thận trọng nguồn thu cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025

(BĐT) -  Quốc hội vừa nghe báo cáo của Chính phủ và thảo luận ở tổ về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến giai đoạn 2021 - 2025. Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, nguồn thu ngân sách giai đoạn tới có thể sẽ bị ảnh hưởng do tác động của dịch Covid-19, ảnh hưởng tới nguồn vốn cho đầu tư công, do đó cần khắc phục triệt để các tồn tại; một số quy trình đầu tư công liên quan tới công tác phòng, chống dịch bệnh cần được rút gọn lại.
Nhiều địa phương khẳng định phấn đấu giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021. Ảnh: Tường Lâm

Nhiều địa phương quyết liệt thúc giải ngân đầu tư công

(BĐT) - Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nhiều địa phương xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, tạo ra năng lực sản xuất mới, thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Mục tiêu được hầu hết địa phương đặt ra là phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2021, với nhiều giải pháp hết sức quyết liệt.
Tổng mức vốn ngân sách nhà nước cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 2,87 triệu tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển

(BĐT) - Trong nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành gần đây và đặc biệt là chỉ đạo về xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên tục nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế.
Thủ tướng yêu cầu rà soát kỹ, giảm số lượng dự án, đặt mục tiêu tổng số dự án đầu tư công từ nguồn ngân sách trung ương của cả nước giai đoạn 2021 - 2025 là khoảng 5.000 dự án. Ảnh: Lê Tiên

Tăng hiệu quả đầu tư công: Bắt đầu từ lập kế hoạch

(BĐT) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), trong bối cảnh nền kinh tế đối diện nhiều khó khăn, thách thức, để đạt những mục tiêu phát triển đã đề ra, đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, với nguồn ngân sách nhà nước có hạn, đòi hỏi Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cần được xây dựng một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả ngay từ khâu lập kế hoạch đến khâu triển khai thực hiện.
Công trình thủy lợi Ia Mơr (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) được đầu tư 3.000 tỷ đồng nhưng sau khi hoàn thành lại không có vùng tưới. Ảnh: Công Bắc

Bàn giải pháp tránh lãng phí trong đầu tư công

(BĐT) - Trước thực tế nhiều công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi sau khi hoàn thành nhưng không phát huy được hiệu quả đầu tư, tại phiên thảo luận ở tổ ngày 2/11/2020, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, cần lấp “khoảng trống” trong đánh giá hiệu quả đầu tư công theo đầu ra, rà soát chặt chẽ, cân nhắc kỹ lưỡng các dự án trước khi đầu tư.
Phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 sẽ chiếm 27% chi ngân sách, tương ứng khoảng 2.200 - 2.700 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Dồn lực cho các dự án tạo động lực phát triển

(BĐT) - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và Đoàn công tác của Quốc hội vừa có buổi làm việc tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Một trong những nội dung quan trọng của buổi làm việc là đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025.
Các địa phương xây dựng nhu cầu vốn cho các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển và các khâu đột phá giai đoạn tới nhưng vẫn còn dàn trải, chưa tập trung

Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025: Không cào bằng, dồn vốn cho dự án động lực

(BĐT) - Không phải huyện này có dự án này thì huyện kia cũng phải có, mà cần tập trung ưu tiên cho dự án động lực trước, không cào bằng, “trải mành mành”, băm nát nguồn lực, phải làm ra tấm ra món. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng lưu ý với các địa phương trong xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025.
93,37% đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Ảnh: Quang Khánh

Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2020

(BĐT) - Chiều 12/11, với 93,37% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020. Theo đó, năm 2020, tổng số thu NSNN là 1.512,3 nghìn tỷ đồng, tổng chi là 1.747,1 nghìn tỷ đồng; mức bội chi NSNN là 234,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 3,44% GDP.