#Dự thảo Luật PPP
Kết quả thẩm định giá quyền sử dụng đất công và tài sản trên đất theo các phương pháp hiện nay thường không chính xác, thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế. Ảnh: Lê Tiên

Tăng trách nhiệm của nhà đầu tư dự án BT

(BĐT) - Trong bối cảnh cần phát huy tối đa nguồn lực cho phát triển, việc áp dụng hợp đồng BT để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ công được nhiều địa phương cho rằng vẫn phù hợp và cần thiết. Quan trọng là thay đổi cách thức thực hiện để nguồn lực đất đai sử dụng hiệu quả, đúng giá trị và dự án BT phản ánh đúng bản chất của một loại hình hợp đồng của phương thức PPP.
Việc bổ sung nội dung quy định chi tiết hơn về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP tại Dự thảo Luật PPP sẽ bảo đảm quy định đồng bộ, thống nhất cả vòng đời dự án. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật PPP: Quy định chặt chẽ chỉ định nhà đầu tư

(BĐT) - Dự thảo mới nhất của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) thiết kế một chương về lựa chọn nhà đầu tư. Trong đó, có những quy định chặt chẽ, rõ ràng về chỉ định nhà đầu tư, qua đó sẽ hạn chế việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư không cạnh tranh, tiềm ẩn rủi ro thông đồng, thất thoát này.
Kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ công là một nội dung quan trọng đối với dự án đầu tư theo phương thức PPP. Ảnh: Nhã Chi

Dự thảo Luật PPP: Mở rộng vai trò của Kiểm toán Nhà nước

(BĐT) - Tại Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), nội dung và phạm vi kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) được mở rộng hơn, toàn diện, không chỉ giới hạn trong giai đoạn thực hiện hợp đồng PPP - hậu kiểm, mà cả trước khi ký kết hợp đồng - tiền kiểm. 
Cần có cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu với các nhà đầu tư PPP nhưng không áp dụng tràn lan. Ảnh: Lê Tiên

Xây dựng Luật PPP đầy đủ, chặt chẽ và hấp dẫn

(BĐT) - Chính phủ xác định Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một dự án luật mới, khó, phức tạp, phạm vi áp dụng và đối tượng liên quan rất rộng, đòi hỏi phải quy định đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, hấp dẫn và minh bạch. Luật phải đảm bảo hài hòa giữa quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, đảm bảo tính ổn định xuyên suốt, thống nhất trong suốt vòng đời của dự án.
Dự thảo Luật PPP tôn trọng quyền của nhà đầu tư trong thực hiện dự án, nhưng cũng quy định chặt chẽ về giám sát chất lượng dự án. Ảnh: Lê Tiên

Dự thảo Luật PPP: Tôn trọng nguyên tắc thị trường

(BĐT) - Ngày hôm nay (19/11), Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Quốc hội cho ý kiến tại phiên thảo luận hội trường. Trước đó, tại thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh, quan điểm thị trường phải rất rõ và Luật PPP cần phải là một luật thông thoáng, cùng có lợi, thể chế hóa quyền tài sản của nhà đầu tư.
Huy động vốn cho dự án PPP nói chung, BOT nói riêng, không thể chỉ trông chờ vào ngân hàng thương mại. Ảnh: Lê Tiên

Ngân hàng siết cho vay BOT, huy động vốn từ đâu?

(BĐT) - Giải pháp huy động vốn cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) nói chung, BOT nói riêng trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp, vốn tín dụng ngân hàng cho vay trung, dài hạn chạm trần, trong khi chưa thu hút được các tổ chức tài chính quốc tế, là bài toán khó.
Các chính sách về thu hút đầu tư phải đồng bộ, nếu Luật PPP chưa điều chỉnh, giải quyết được mâu thuẫn với luật khác thì không đạt được hiệu quả

Thiết lập cơ chế để hợp tác công tư bình đẳng, hiệu quả

(BĐT) - Việc xây dựng, sớm ban hành một luật riêng về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là đề xuất, kỳ vọng của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, các chuyên gia, đối tác phát triển… nhằm tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động đầu tư PPP.
Với quy định tại Dự Luật PPP, kỳ vọng khi được thông qua, áp dụng đúng sẽ bảo đảm dự án triển khai tuân thủ nguyên tắc kinh tế thị trường, hài hoà lợi ích giữa người dân, nhà đầu tư và Nhà nước. Ảnh: Lê Tiên

Xây dựng, ban hành Luật PPP là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn

(BĐT) - Dự Luật về đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (gọi tắt Dự Luật PPP) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này và dự kiến thông qua vào kỳ họp đầu tiên của năm 2020. Báo Đấu thầu phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung - Phó Trưởng ban Ban soạn thảo Luật PPP - về vai trò quan trọng của phương thức đầu tư PPP và những định hướng lớn của Dự thảo Luật.
Dự thảo Luật PPP quy định, dự án do nhà đầu tư đề xuất phải được tổ chức đấu thầu rộng rãi. Ảnh: Lê Tiên

Hạn chế tối đa chỉ định nhà đầu tư dự án PPP

(BĐT) - Chỉ định nhà đầu tư dự án BOT, BT chiếm đa số trong giai đoạn vừa qua được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy về sau đối với các dự án này. Nếu tăng cường đấu thầu rộng rãi, cạnh tranh thực sự, chắc chắn hiệu quả sẽ được nâng lên và những mặt trái của dự án BOT, BT sẽ được hạn chế rất nhiều.
Đối với dự án công nghệ cao, cần tổ chức lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi quyết định chủ trương đầu tư

Dự án PPP: Đấu thầu theo đầu ra để phát huy trí tuệ của nhà đầu tư

(BĐT) - Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không chỉ để thu hút tài lực, mà còn phát huy cả trí tuệ, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ khu vực tư nhân, từ đó cung ứng được dịch vụ công đảm bảo chất lượng. Bước đấu thầu, vì thế cần sự thay đổi, để có thể lựa chọn được nhà đầu tư xây dựng dự án bằng nguồn lực, công nghệ của họ, thay vì lựa chọn một nhà thầu sắm vai nhà đầu tư.
Có ý kiến đề xuất rằng, đối với dự án PPP, Luật PPP sẽ phải được ưu tiên áp dụng, đặt trước luật chuyên ngành. Ảnh: Lê Tiên

Luật PPP phải đảm bảo tính khả thi trong thực hiện

(BĐT) - Tại Đối thoại cấp cao lần thứ hai về hợp tác phát triển PPP tại Việt Nam, các đối tác phát triển đã chia sẻ nhiều khuyến nghị để xây dựng Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) không chỉ là một luật tốt trên giấy, mà sẽ được thực thi hiệu quả, thành công. 
Một số ý kiến tại Hội thảo cho rằng,  trọng tài thương mại và hòa giải thương mại là một trong những giải pháp hiệu quả để giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng PPP trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Ảnh: Ngọc Minh

Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng PPP

(BĐT) - Sáng ngày 4/7, tại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cùng với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ủy ban Trọng tài Thương mại Hàn Quốc (KCAB) phối hợp tổ chức Hội thảo Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp hợp đồng đối tác công tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng: Kinh nghiệm Việt Nam, thực tiễn quốc tế và định hướng chính sách.