#đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư
Các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực năng lượng đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam cùng chờ đợi cơ hội ở dự án 2,4 tỷ USD. Ảnh minh họa: Phú An

Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn 2,4 tỷ USD: Hứa hẹn cuộc so găng nảy lửa của 5 “ông lớn”

(BĐT) - Dự kiến trong quý II/2024 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Nghi Sơn với tổng mức đầu tư hơn 58.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,4 tỷ USD. Đáng chú ý, đây sẽ là cuộc “so găng” quyết liệt của 5 nhà đầu tư lớn lĩnh vực năng lượng ở trong nước cũng như thế giới.
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 nhằm tạo cơ sở pháp lý để tạo đột phá, giải quyết các nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng. Ảnh: NC st

Xây dựng nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang lấy ý kiến về Dự thảo Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.
Một số dự án chuyên ngành, xã hội hóa như y tế, giáo dục, môi trường… được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng khó triển khai vì thiếu hướng dẫn chi tiết. Ảnh: Lê Tiên

Đấu thầu dự án chuyên ngành, xã hội hóa: Địa phương lúng túng vì chậm hướng dẫn

(BĐT) - Trong báo cáo công tác đấu thầu năm 2023, nhiều địa phương tiếp tục chia sẻ những lúng túng trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa (XHH). Thực tế đang đặt ra yêu cầu các bộ, ngành sớm ban hành đầy đủ hướng dẫn chi tiết để thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn tư nhân, lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực.
Những quy định mới tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) giúp các địa phương thuận lợi hơn trong công tác lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm logistics, hạ tầng khu công nghiệp, khu công viên giải trí… Ảnh: Lê Tiên

Hoàn thiện khung pháp lý về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(BĐT) - Những quy định mới liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh tại Luật Đấu thầu (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, lấp khoảng trống pháp lý, giúp lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án đem lại hiệu quả tốt nhất, thu hút thêm nguồn lực xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Việc mở rộng các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ảnh: Lê Tiên

Hoàn thiện khung pháp lý mở rộng đấu thầu dự án sử dụng đất

(BĐT) - Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư là một phương pháp hữu ích để lựa chọn được một nhà đầu tư đủ năng lực, kinh nghiệm phát triển dự án đầu tư có sử dụng đất. Việc hoàn thiện các chính sách pháp luật để thúc đẩy hoạt động này là rất cần thiết để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực từ đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Quy trình, thủ tục đầu tư theo phương thức PPP tại Việt Nam đã khá bài bản, dự án PPP sẽ ổn định và chắc chắn hơn nhiều so với cách thức mời gọi đầu tư theo “danh mục” dự án đầu tư trước đây. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút vốn nước ngoài đầu tư hạ tầng: Bài toán hài hòa lợi ích - rủi ro

(BĐT) - Việc huy động được các nguồn vốn bên ngoài sẽ tạo thêm nhiều cơ hội mới để phát triển hạ tầng quốc gia trong bối cảnh nhu cầu đầu tư lớn và ngân sách hạn hẹp. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) tạo khung pháp lý ổn định, được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, tuy nhiên, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào hạ tầng vẫn chưa có chuyển biến lớn, đòi hỏi thêm nhiều nỗ lực, trên tinh thần hài hòa lợi ích - rủi ro.
Nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Nhiều dự án sử dụng đất lớn được đấu thầu rộng rãi

(BĐT) - Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, sau đánh giá có từ 2 nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực kinh nghiệm và được đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Qua đó, góp phần thu hút các nguồn lực đầu tư tư nhân, bù đắp thiếu hụt chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) cho địa phương…
Nhiều khu vực ven sông Đồng Nai đã được đưa vào danh mục thu hồi đất để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án. Ảnh: Song Lê

Đồng Nai sắp lựa chọn nhà đầu tư loạt dự án lớn

(BĐT) - Ông Cao Tiến Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai xác nhận với Báo Đấu thầu, địa phương này đang hoàn tất hồ sơ, thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện hàng loạt dự án lớn với tổng diện tích đất gần 421 ha trong năm nay. Phần lớn dự án chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư là các khu dân cư (KDC) tập trung trên địa bàn TP. Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch.
Năm 2020, có tổng số 299 dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng mức đầu tư khoảng 344.179 tỷ đồng và tổng diện tích đất khoảng 14.800 ha. Ảnh: Nhã Chi

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án sử dụng đất: Giải phóng nguồn lực từ đất đai

(BĐT) - Trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp, chưa bố trí được cho giải phóng mặt bằng, nhiều địa phương đã đẩy mạnh áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất để huy động được nguồn vốn từ khu vực tư nhân cho các dự án khu đô thị, khu thương mại..., góp phần thay đổi nhanh chóng diện mạo đô thị. Rất nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản đã nắm bắt cơ hội phát triển các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị quy mô lớn.
Việc chuẩn bị mặt bằng sạch để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án khu công nghiệp là không dễ với các địa phương do chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn. Ảnh: Tiên Giang

Vì sao khó đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khu công nghiệp?

(BĐT) - Sau 30 năm xây dựng và phát triển, cả nước đã có gần 400 khu công nghiệp được thành lập, nhiều khu công nghiệp đang trong giai đoạn xin chủ trương và sắp triển khai. Mỗi giai đoạn lịch sử có những cơ chế, chính sách khác nhau về lựa chọn nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp song trên thực tế, rất ít khu công nghiệp được tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư, điều này bắt nguồn từ những đặc thù của dự án đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp.
Bộ KH&ĐT đã hướng dẫn, giải thích cụ thể với mỗi vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư kinh doanh mà các địa phương nêu ra. Ảnh: Lê Tiên

“Xắn tay” tháo gỡ vướng mắc dự án đầu tư kinh doanh

(BĐT) - Trên cơ sở kiến nghị của 56 địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổng hợp được 214 vấn đề khó khăn, vướng mắc đối với dự án đầu tư kinh doanh, trong đó đa phần là do cách hiểu chưa thống nhất. Ngoài ra, các địa phương cũng báo cáo 368 dự án đầu tư kinh doanh có quy mô lớn, có tầm ảnh hưởng, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội gặp khó khăn, vướng mắc trong thời gian dài.
Nhiều nhà đầu tư bị chôn vốn, không được giao đất để thực hiện dự án do chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng. Ảnh: Tâm An

Vướng giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư chịu thiệt

(BĐT) - Câu trả lời đầu tiên của nhiều nhà đầu tư khi được hỏi: “Đâu là vướng mắc lớn nhất khi thực hiện dự án hạ tầng, dự án đầu tư xây dựng có sử dụng đất”, đó là giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án đầu tư có sử dụng đất đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, việc chậm bàn giao mặt bằng gây rất nhiều thiệt hại cho nhà đầu tư vì họ phải ứng vốn cho công tác này.