(BĐT) - Ngày 22/5/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tiếp tục tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất, trước khi gửi Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ.
(BĐT) - Tại các buổi họp lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều đại biểu rất băn khoăn về nội dung tiêu chí, điều kiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất (DASDĐ). Lý do là nếu không cân nhắc nội dung này sẽ vô tình dẫn tới tình trạng chỉ định hàng loạt dự án có sử dụng đất quy mô dưới 20 ha ở đô thị, 50 ha ở nông thôn.
(BĐT) - Đó là kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến góp ý quy định về đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
(BĐT) - Một trong những nội dung mà cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cân nhắc, tiếp tục nghiên cứu kỹ, lấy ý kiến là về tiêu chí đối với các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất (DASDĐ) để lựa chọn nhà đầu tư. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều góp ý khi Dự thảo Luật được đưa ra lấy ý kiến.
(BĐT) - Triển khai dự án đầu tư trên đất không phải chỉ là bán hoặc cho thuê quyền sử dụng đất mà Nhà nước phải quản lý tính hiệu quả của việc sử dụng đất. Do đó, bài toán đấu thầu dự án sử dụng đất sao cho việc đầu tư trên đất đạt hiệu quả cao nhất có ý nghĩa hơn bài toán thuần túy thu lợi ích kinh tế từ đất.
(BĐT) - Đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất là 2 cơ chế, công cụ hữu hiệu tăng hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng đất đai, tạo điều kiện tiếp cận đất đai một cách minh bạch, cạnh tranh. Chính sách pháp luật liên quan cần trên tinh thần đẩy mạnh hai cơ chế này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn băn khoăn về những điều kiện “sàng lọc” quỹ đất được lựa chọn để thực hiện đấu thầu dự án có sử dụng đất tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).