#công nghệ cao
Phối cảnh Việt Nam SuperPort™ do Liên doanh T&T - YCH đầu tư phát triển

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc tạo đột phá với công nghệ cao

(BĐT) - “Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc sẽ được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử... được đầu tư mới và mở rộng vốn. Ảnh: Lê Tiên

Thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao: Việt Nam cần có lợi thế cạnh tranh nổi bật

(BĐT) - Nửa đầu năm 2024, kết quả thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tiếp tục cho thấy những dấu hiệu tích cực, trong đó đã có dự án bán dẫn vốn đầu tư điều chỉnh tăng hơn 1 tỷ USD. Nhiều đại bàng công nghệ thể hiện sự quan tâm, cam kết hợp tác đầu tư, mở rộng hoạt động tại Việt Nam mở ra triển vọng sáng cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghệ cao nếu sớm có những chính sách ưu đãi đầu tư đủ sức cạnh tranh.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ sáng 16/4, ông Tim Cook, Giám đốc điều hành hãng Apple của Hoa Kỳ khẳng định, Apple coi trọng sự tham gia của các nhà phát triển ứng dụng Việt Nam vào các sản phẩm của Apple cho khắp toàn cầu. Ảnh: Quý Bắc

Đột phá chính sách thu hút FDI và phát triển doanh nghiệp lớn

(BĐT) - Trong xu hướng đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như chip, bán dẫn, công nghệ cao, công nghệ lõi…, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế, nếu tận dụng tốt có thể mở ra làn sóng đầu tư lần thứ 4 vào những lĩnh vực ưu tiên theo định hướng phát triển, tạo nhiều cơ hội mới cho đất nước và doanh nghiệp Việt.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông tiếp xã giao Phái đoàn Bang Washington (Hoa Kỳ) sáng 9/4/2023. Ảnh: NIC

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao

(BĐT) - Sáng 9/4/2023 tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã tiếp xã giao Phái đoàn Bang Washington (Hoa Kỳ). Cùng tiếp với Thứ trưởng có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ, các tập đoàn, doanh nghiệp, đại học và startups tiêu biểu trong nước thuộc lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng, các thành viên thuộc Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Hoa Kỳ.
Cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá, vươn tầm

Cơ hội lịch sử để Việt Nam bứt phá, vươn tầm

(BĐT) - Vượt qua những “cơn gió ngược”, Việt Nam vững vàng vươn lên, khẳng định giá trị mới, sức hút mới trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bước đi của thế giới ngày càng nhanh hơn trong thời đại công nghệ đòi hỏi Việt Nam phải bứt phá thần tốc trên con đường vươn tới mục tiêu thịnh vượng.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đào tạo được 50.000 kỹ sư cho ngành vi mạch bán dẫn, trong đó có 15.000 kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Ảnh: Nhã Chi

Đón sóng công nghệ cao: Bắt đầu từ đột phá về nguồn nhân lực

(BĐT) - Các dự báo gần đây cho thấy, thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ hồi phục mạnh trong năm 2024 và có thể đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Được đánh giá là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, được đào tạo bài bản và giỏi toán học, Việt Nam đang có thế mạnh để “mở khóa” cơ hội, trở thành mắt xích trọng yếu trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu.
Ảnh minh họa: Internet

Cần chính sách đột phá để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững

(BĐT) - Mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ đề ra cho ngành nông nghiệp năm 2023 là đạt được 55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là một thách thức lớn, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn, thắt chặt chi tiêu, gây khó khăn cho thị trường đầu ra. Để đạt được mục tiêu đề ra cũng như thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần có những giải pháp đột phá để phá vỡ điểm nghẽn.
“Cần có giải pháp mạnh để doanh nghiệp Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh”

“Cần có giải pháp mạnh để doanh nghiệp Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh”

(BĐT) - Trên thương trường, doanh nghiệp Việt Nam nói chung có vị thế còn yếu và đang đứng trước rất nhiều khó khăn: thiếu vốn đầu tư, việc tiếp cận các nguồn vốn vay rất hạn chế; năng lực, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, chưa đủ sức ứng dụng được các thành quả từ công nghệ cao, chuyển đổi số trong quy trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa… Đây là một thiệt thòi lớn và cần có giải pháp mạnh để doanh nghiệp Việt Nam cải thiện sức cạnh tranh.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về nhà máy, phòng sạch trong sản xuất công nghệ cao

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về nhà máy, phòng sạch trong sản xuất công nghệ cao

(BĐT) - Tại Việt Nam, ngành công nghiệp công nghệ cao như dược phẩm, điện tử, y tế… ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ; theo đó nhu cầu sử dụng các nhà máy công nghệ cao, phòng sạch trong sản xuất cũng gia tăng. Tới đây, Chuỗi sự kiện “Phòng sạch và nhà máy công nghệ cao” lần đầu tiên được Intech Group tổ chức từ ngày 11 - 13/11/2022 sẽ là cơ hội kết nối, chia sẻ kiến thức, công nghệ giữa các khách hàng, đối tác, nhà cung cấp trong hệ sinh thái ngành công nghiệp công nghệ cao này.
Doanh nghiệp công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật (Ảnh minh họa: Internet)

Đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao

(BĐT) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang xây dựng dự thảo Quyết định tiêu chí xác định doanh nghiệp công nghệ cao (CNC) với mục tiêu đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp CNC nước ngoài đầu tư hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được phân loại theo 3 nhóm để áp dụng; đồng thời, bổ sung, điều chỉnh tiêu chí về tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trên tổng doanh thu, tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện R&D.