(BĐT) - Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã có Quy hoạch, đã thành lập Hội đồng Vùng. Tuy nhiên, việc liên kết giữa 11 địa phương trong Vùng vẫn còn lỏng lẻo, chủ yếu là học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển. Nhiều mô hình kinh doanh mới được các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đề xuất đến nay vẫn chưa thể thực thi… Để huy động nguồn lực đầu tư, tạo liên kết hiệu quả trong vùng ĐBSH, nhiều ý kiến cho rằng, bước quan trọng nhất là phải rõ ràng về cơ chế.
(BĐT) - Ngày 9/5, Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3 dự kiến được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Tại Hội nghị, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ chính thức được công bố. Trước thềm Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều chia sẻ tâm huyết về việc xây dựng bản quy hoạch của Vùng đặc biệt quan trọng này.
(BĐT) - Ngày 12/2, 30 văn kiện là các giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư của các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đã được trao cho các nhà đầu tư. Chứng kiến sự kiện này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư "đã nói là phải làm, đã cam kết phải thực hiện, mang lại hiệu quả cụ thể, đo lường được, được nhân dân ghi nhận".
(BĐT) - Vùng Đồng bằng sông Hồng được định hướng sẽ đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, Hà Nội sẽ trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hòa Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học.
(BĐT) - Đồng bằng Sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng và là trung tâm dẫn dắt nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Chương trình hành động của Chính phủ nhằm hiện thực hóa mục tiêu của Nghị quyết số 30-NQ/TW đưa ra nhiều giải pháp có tính đột phá trong phát triển sẽ là cơ hội cho vùng Đồng bằng Sông Hồng cất cánh mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
(BĐT) - Ngày 29/11, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc trực tiếp kết hợp với trực tuyến quán triệt và triển khai Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
(BĐT) - Với lợi thế vị trí là cửa ngõ của vùng Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Nam đang định hướng xây dựng quy hoạch tỉnh để trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, y tế và chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề nghiệp và du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng.