(BĐT) - Với vốn điều lệ 3.500 tỷ đồng, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) ghi nhận 511,3 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2022, tăng 63% so với năm 2021. Tuy nhiên, quý I/2023, Vinafor suy giảm hiệu quả kinh doanh, triển vọng cả năm 2023 cho thấy nhiều khó khăn khi xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ ngoại thất và ván gỗ công nghiệp sụt giảm. Nhà nước (thông qua SCIC) đang sở hữu 51% vốn tại Vinafor, Tập đoàn T&T sở hữu 40% vốn tại doanh nghiệp này.
(BĐT) - Thông tin từ Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội cho biết, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - CTCP (Vinafor) vừa bán thành công hơn 362 nghìn cổ phần sở hữu tại Công ty CP Formach (tương ứng 27,78% vốn điều lệ), qua đó thu về hơn 21,7 tỷ đồng. Giá bán thành công bình quân 60.013 đồng/CP (giá khởi điểm 60.000 đồng/CP).
(BĐT) - Tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa, nhưng Công ty CP Formach lại sở hữu quỹ đất lớn tại phía Đông Nam Hà Nội. Đây có lẽ là lý do chính khiến giá mỗi cổ phần của Formach trong đợt thoái vốn của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) sắp tới được đẩy lên 80.800 đồng, gấp 8,08 lần mệnh giá.
Nghị quyết tăng vốn điều lệ từ 18 tỷ lên 20 tỷ đồng của Vinafor Hà Nội đã vấp phải sự phản đối gay gắt của cổ đông lớn Vinafor. Nguyên cớ nào khiến Vinafor nhất quyết khởi kiện ra tòa yêu cầu hủy quyết định này?
Dự kiến cuối tháng 6, đầu tháng 7 tới, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) sẽ tổ chức ĐHCĐ lần đầu. Hiện, Vinafor đã có tờ trình xin ý kiến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác tổ chức.
Ngày 21/4, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (VINAFOR) sẽ chào bán 24,3 triệu cổ phần (6,95% vốn điều lệ) lần đầu ra công chúng (IPO) qua Sở GDCK Hà Nội (HNX), với giá khởi điểm 10.100 đồng/CP.