10 nền kinh tế mới nổi trong G20 là Argentina, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng hơn gấp đôi tỷ trọng trong GDP toàn cầu kể từ năm 2000.
(BĐT) - Theo Financial Times, các vụ phá sản doanh nghiệp đang gia tăng với tốc độ hai con số ở hầu hết nền kinh tế tiên tiến, do lãi suất tăng cao và các chính phủ rút lại những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ USD thời đại dịch.
(BĐT) - Theo một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các ngân hàng trung ương toàn cầu không nên ngừng tăng lãi suất cho đến khi hoàn toàn rõ ràng rằng lạm phát đang giảm dần.
(BĐT) - Ngày 20/3, Phó Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Geoffrey Okamoto nhấn mạnh rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ hơn của nền kinh tế toàn cầu, song cảnh báo những nguy cơ đáng kể vẫn còn tồn tại, trong đó có sự xuất hiện những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định cả thế giới đang ngập trong nợ, nhưng vẫn khuyến khích một số nước tăng chi để thúc đẩy tăng trưởng, miễn là đủ khả năng.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Jack Lew nhận xét tiền tệ Trung Quốc sẽ phải "mất một thời gian nữa" mới trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, dù sắp được đưa vào rổ tiền tệ của IMF.
Theo báo cáo tài chính vừa được công bố của Ngân hàng trung ương Venezuela (BCV), dự trữ vàng của quốc gia Nam Mỹ này đã sụt giảm 25% giá trị trong sáu tháng đầu năm 2016.
Deutsche Bank bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gọi là "ngân hàng rủi ro nhất thế giới" tháng trước, ngay khi một chi nhánh của họ tại Mỹ không vượt qua bài stress-test của Cục Dự trữ liên bang Mỹ.
Cả Standard & Poor's và Fitch đều đã đánh tụt tín dụng của quốc gia này sau kết quả trưng cầu dân ý cho thấy người Anh chọn rời Liên minh châu Âu (EU).
Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - bà Christine Lagarde cho biết rủi ro từ cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 tới là "mối lo ngại không chỉ của riêng Anh, mà còn là cả thế giới".
Ngày 14/6, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ông David Lipton cho rằng Trung Quốc cần nhanh chóng thực thi các cải cách trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đối mặt với nhiều rủi ro và có ít "bước đệm" để ứng phó với bất kỳ cú sốc nào.
Thủ tướng Cameron thừa nhận mặc dù người dân có thể bối rối trước quá nhiều thống kê được đưa ra, nhưng ở cương vị thủ tướng, ông có trách nhiệm truyền đạt tới công chúng những cảnh báo này từ Ngân hàng trung ương Anh hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế về những rủi ro của việc rời khỏi EU./.
(BĐT) - Những cảnh báo nợ công Việt Nam gia tăng nhanh, áp sát ngưỡng kiểm soát của Quốc hội liên tục được các chuyên gia kinh tế, định chế tài chính đưa ra trong thời gian gần đây.