#phòng chống dịch
Quốc hội cho phép chuyển tiếp một số chính sách phòng, chống dịch Covid-19 đến hết 2023

Quốc hội cho phép chuyển tiếp một số chính sách phòng, chống dịch Covid-19 đến hết 2023

(BĐT) - Sáng ngày 9/1, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành (ĐKLH) thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024 với đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành.
VASI đề nghị cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, khu chế xuất tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động, và đáp ứng yêu cầu “tối thiểu 10% người lao động có nguy cơ cao” thay vì 20%. Ảnh Lê Tiên

Phát huy vai trò chủ động của doanh nghiệp trong phòng chống dịch

(BĐT) - Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch (PCD) Covid-19 đang tổ chức lấy ý kiến rộng rãi về Hướng dẫn tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đây cũng là một trong những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp (DN) hết sức quan tâm hiện nay để sớm chủ động lên phương án sản xuất kinh doanh.
Nhu cầu chi cho công tác phòng chống dịch đối với các lực lượng tham gia phòng chống dịch như Công an, Quân đội và các địa phương là rất lớn. Ảnh: Internet

Đề xuất dành 14,6 nghìn tỷ tiết kiệm chi thường xuyên để phòng chống Covid-19

(BĐT) -  Bộ Tài chính vừa công bố thông tin cho biết, tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 16/9, Chính phủ đã trình UBTVQH cho phép chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ đồng điều chỉnh vào Dự phòng Ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
Chính phủ sẽ sớm ban hành một số giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Ảnh: Lê Tiên

Tháo gỡ nhanh, giảm bớt thiệt hại cho DN

(BĐT) - Với mục tiêu lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương. Nhiều giải pháp sẽ sớm được hiện thực hóa, với tinh thần nói đi đôi với làm, xem doanh nghiệp và người dân là chủ thể phục vụ…
Công tác phòng, chống dịch COVID-19 là nội dung đầu tiên được Chính phủ ưu tiên xem xét tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2021. Ảnh: VGP

Chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công

Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới, “chuyển trạng thái phòng chống dịch từ phòng ngự sang chủ động tấn công, song phải hài hòa giữa phòng ngự và tấn công, bảo đảm hiệu quả cao nhất”.