(BĐT) - Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, Anh sẽ tránh được một cuộc suy thoái và vẫn ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2023. Theo cơ quan này, nhu cầu đã phục hồi trong bối cảnh giá nhiên liệu giảm, qua đó giúp triển vọng kinh tế Anh bớt ảm đạm hơn.
(BĐT) - Số liệu do Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố mới đây cho thấy, GDP của Anh trong quý II/2022 giảm 0,1% so với quý I, nhưng thấp hơn mức giảm 0,3% mà các nhà phân tích dự đoán. Trong quý I, kinh tế Anh vẫn ghi nhận tăng trưởng 0,8%.
(BĐT) - Bộ trưởng Tài chính Anh, Philip Hammond thừa nhận sự trượt khỏi top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới của nước này trong tuyên bố vào hôm thứ Tư.
Giới đầu tư tỏ ra quan ngại rằng Brexit, chỉ việc nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU), có thể tác động tiêu cực và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng đồng euro hiện nay.
Một loạt số liệu mà các nhà máy chế tạo, công ty xây dựng nhà và các siêu thị của nước Anh vừa công bố cho thấy kinh tế Xứ sở Sương mù đang trên đà phục hồi tích cực sau một giai đoạn bất an và bất ổn sau khi người dân nước này bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, hồi cuối tháng Sáu vừa qua.
Các số chỉ số thống kê chính thức Anh vừa công bố, bao gồm các chỉ số lạm phát, thất nghiệp, tiêu dùng, cho thấy Brexit không tác động làm suy thoái kinh tế Anh như lo ngại ban đầu, trái lại các chỉ số cho thấy kinh tế Anh vẫn có những chuyển biến tích cực bất chấp đồng bảng mất giá, thị trường nhà đất sụt giảm tạm thời.
Sự xuống giá mạnh của đồng bảng Anh trong thời gian qua, chạm mức thấp kể từ năm 1985 trong phiên giao dịch cuối tuần trước do tác động của cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Vương quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU), là điều bất lợi cho nền kinh tế xứ sở Sương mù, là "nỗi buồn" của một số lĩnh vực của nền kinh tế, song đồng thời nó lại mang lại “niềm vui” cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu, du lịch, dịch vụ hay đầu tư ngoại hối…
Tỷ phú Mỹ Wilbur Ross cho rằng, nước Anh đã lựa chọn bước vào một quá trình chia tay đắt đỏ nhất trong lịch sử toàn cầu, sau khi kết quả trưng cầu dân ý tại đây cho thấy, 52% cử tri ủng hộ Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ hàng đầu thế giới cùng các ngân hàng trung ương và các chuyên gia phân tích kinh tế đã đưa ra nhiều cảnh báo và dự đoán về tác động cũng như hậu quả trong ngắn và trung hạn nếu kịch bản Brexit xảy ra./.
Khép lại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 16/6, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) quyết định giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 0,5% được duy trì trong hơn 7 năm qua, đồng thời ra lời cảnh báo Brexit - chỉ khả năng nước Anh rời Liên minh châu Âu (EU) - sẽ khiến tăng trưởng kinh tế Anh giảm sút đáng kể, đẩy đồng bảng rớt giá mạnh và tạo cú sốc cho kinh tế toàn cầu.