(BĐT) - Ngày 16/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch, cần khoảng 351.500 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030.
(BĐT) - Nhờ tập trung huy động nguồn lực cho đầu tư, hạ tầng giao thông của Việt Nam đang có bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều công trình giao thông lớn, hiện đại đã và đang được đầu tư xây dựng, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước, kết nối giữa các vùng, miền trong cả nước và với quốc tế. Tuy nhiên, so với yêu cầu, hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều việc phải hoàn thiện để tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững.
(BĐT) - Đến năm 2030, tổng nhu cầu đầu tư cho hệ thống cảng biển khoảng 312.625 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng hơn 70.000 tỷ đồng và cho bến cảng khoảng hơn 242.000 tỷ đồng.
(BĐT) - Yêu cầu nâng cấp công suất, nạo vét luồng lạch, đồng bộ hệ thống giao thông kết nối cảng biển tại TP.HCM đang trở nên vô cùng cấp bách trong bối cảnh cả hệ thống bên trong lẫn bên ngoài của các cảng đều quá tải. Khu vực giao thương hàng hóa, kinh tế lớn nhất cả nước cần được đầu tư đồng bộ để tránh tình trạng ùn ứ, ách tắc như thời gian qua.
(BĐT) - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM tính toán có thể thu về khoảng 3.200 tỷ đồng/năm từ việc thu phí theo Đề án Thu phí công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Thành phố. Phần lớn nguồn thu này sẽ được đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vào các khu vực cảng biển, vốn luôn trong tình trạng quá tải.