(BĐT) - Chịu tác động từ động thái điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhưng trong những ngày gần đây, giá vàng trong nước biến động mạnh hơn giá vàng thế giới. Trước nghi vấn về tình trạng đầu cơ đẩy giá vàng trục lợi, giới phân tích cho rằng, bên cạnh việc bán vàng cho người dân qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước, cần đẩy mạnh việc thanh tra hoạt động của các đầu mối kinh doanh và nhanh chóng sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP để minh bạch và ổn định hoạt động của thị trường vàng.
Theo đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng 16/2 (tức ngày 7 tháng Giêng âm lịch) sát với ngày Vía Thần Tài (ngày 10 tháng Giêng âm lịch) tăng 200 nghìn đồng/lượng.
(BĐT) - Chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới và giữa giá vàng miếng SJC với các loại vàng khác có cùng hàm lượng, tăng giá bán và giảm giá mua là một số hiện tượng “phi thị trường” song lại phổ biến trên thị trường vàng Việt Nam, tác động tiêu cực đến người dân và xã hội. Nhiều ý kiến đề xuất cần xem lại quy định về quản lý thị trường vàng theo hướng tăng tính liên thông với thị trường thế giới và phát triển giao dịch vàng trên tài khoản.
Cùng chiều với xu hướng thế giới, sáng 28/7, giá vàng trong nước tăng 300 nghìn đồng/lượng giữa bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm như dự kiến.
Sáng 5/5, giá vàng trong nước tăng 300 nghìn đồng/lượng, trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm sau quyết định tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Sáng 19/4, giá vàng trong nước giảm 450 nghìn đồng/lượng, giao dịch trên mốc 70,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, có công ty niêm yết giá vàng ở chiều bán ra đạt 71 triệu đồng/lượng.
Trong khi giá vàng thế giới giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2022 thì giá vàng trong nước sáng 17/3 được điều chỉnh tăng nhẹ.