(BĐT) - Một số ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với nhiều số liệu khả quan, đặc biệt, nợ xấu được kiểm soát ở mức khá thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu có thể tăng trở lại khi quy định về gia hạn nợ và chưa chuyển nhóm nợ sẽ hết hiệu lực vào giữa năm nay, đồng thời, công tác xử lý tài sản đảm bảo gặp khó khăn do quy định về thu giữ tài sản đảm bảo tại Nghị quyết 42/2017/QH14 hết hiệu lực.
(BĐT) - Quy định về gia hạn và giữ nguyên nhóm nợ sẽ hết hạn vào tháng 6/2024 khiến nợ xấu có thể phình to nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa hồi phục. Thực trạng này có thể khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng tiếp cận vốn tín dụng để tận dụng cơ hội phục hồi. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, tiếp tục thực hiện quy định về gia hạn và giữ nguyên nhóm nợ là cần thiết, song cần đẩy nhanh việc giải quyết các vướng mắc về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD).
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đến 30/9/2023, đã có 148.285 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với tổng giá trị nợ gốc và lãi được cơ cấu là 140.699 tỷ đồng.
(BĐT) - Nhằm hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kiến nghị sửa đổi một số nội dung tại Thông tư 03/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, thời gian tối đa cơ cấu lại nợ, thời hạn trích lập dự phòng bổ sung. Tuy nhiên, có ý kiến quan ngại việc sửa đổi các nội dung này có thể khiến nợ xấu và lợi nhuận của các ngân hàng càng trở nên “mờ ảo”.
(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước cho biết, sau hơn 2 tháng thực hiện chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đến cuối tháng 5, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224 nghìn khách hàng với dư nợ gần 152 nghìn tỷ đồng.