(BĐT) - Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 17/2, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Nhiều đại biểu quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ, đánh giá toàn diện các rủi ro, có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về mọi mặt, có chính sách quản lý và giải pháp trước mắt lẫn lâu dài bảo đảm chặt chẽ, minh bạch, hiệu quả và bền vững.
(BĐT) - Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 14/2/2025, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày Tờ trình của Chính phủ về cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó có đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù liên quan đến lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án.
(BĐT) - Nhu cầu điện toàn cầu dự báo sẽ tăng đáng kể trong mọi kịch bản, đồng thời, tỷ lệ điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch giảm từ 58% (2022) xuống còn 42% hoặc thấp hơn vào năm 2050. Trong bối cảnh mới, điện hạt nhân đang quay trở lại với quyết tâm cao của chính phủ nhiều quốc gia.
(BĐT) - Tại Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân vừa được Bộ Công Thương tổ chức, ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công Thương cho biết, hiện nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) về điện hạt nhân của Việt Nam đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là các nhà khoa học, kỹ thuật đầu ngành.
(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là thông tàu đường sắt Hà Nội - Lào Cai; Chính phủ giao Bộ Công Thương nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tàu SE6 chạy tuyến TP.HCM - Hà Nội bị trật bánh khỏi đường ray ở khu vực thị trấn Lăng Cô; bão Yagi khiến nước sông Mekong dâng cao, miền Tây nguy cơ ngập…
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Việt Nam phản đối Trung Quốc lắp đặt trạm nhận dạng tàu thuyền ở Hoàng Sa; EVN đề xuất đẩy nhanh mua điện từ Lào; hoãn phiên xét xử 22 bị cáo vụ án xảy ra ở đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; đầu tư gần 300 tỷ đồng làm hạ tầng vùng từng quy hoạch điện hạt nhân; cựu Phó Tổng giám đốc AIC lại sắp hầu tòa ở Quảng Ninh…
(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là trong 6 năm qua, Việt Nam có 3.979 xe ôtô nhập khẩu diện biếu, tặng; đề nghị chuyển hồ sơ cho công an điều tra sai phạm đấu thầu thuốc ở Quảng Ngãi; Thanh Hóa từ chối nhận chìm 6,9 triệu m3 bùn xuống biển Nghi Sơn; Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề xuất xem xét phát triển điện hạt nhân…
(BĐT) - Theo thông báo vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Thủ tướng Chính phủ đã giao bộ trưởng Bộ Công Thương hủy Quyết định số 6070/QĐ-BCT ngày 17/6/2015 về quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 trong tháng 11 năm 2018.
(BĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban công tác liên ngành xử lý công việc khi dừng đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề về kinh tế - tài chính và kỹ thuật khi dừng đầu tư dự án này.
Trước việc Trung Quốc xây dựng ba nhà máy điện hạt nhân sát biên giới, cơ quan chức năng của Việt Nam tổ chức đoàn công tác sang làm việc với đơn vị phụ trách an toàn hạt nhân nước láng giềng.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc vận hành nhà máy điện hạt nhân cần đảm bảo an toàn cho láng giềng và đề nghị Bắc Kinh sớm có cơ chế trao đổi thông tin.
Ba nhà máy điện hạt nhân ở phía nam Trung Quốc vừa đi vào vận hành thương mại, trong đó nhà máy Phòng Thành cách Quảng Ninh 50 km; nhà máy Sương Giang so với Bạch Long Vĩ khoảng 100 km và xa nhất là Trường Giang cách biên giới Việt Nam hơn 200 km.