#vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Việc phải xin ý kiến đại diện chủ sở hữu nhà nước khi đầu tư vào từng dự án dẫn đến tình trạng chủ sở hữu nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh: Lê Tiên

Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Rạch ròi quản trị, trả lương công bằng

(BĐT) - Để đồng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (DN) đạt hiệu quả tối ưu, công tác quản lý vốn và quản trị cần được phân định chi tiết, người điều hành DN cần được chủ động đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm theo hiệu quả công việc. Hơn nữa, cần thay đổi cơ chế trả lương theo hướng “có thưởng - có phạt” để tạo động lực cho người lao động, giúp sử dụng vốn hiệu quả nhất.
Bộ Tài chính đề xuất gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước với việc phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, tổ chức và giám sát việc triển khai hiệu quả phương án được duyệt. Ảnh: Lê Tiên

Siết chặt việc quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

(BĐT) - Nêu rõ trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; nhấn mạnh chủ trương xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả, không để gây thất thoát tài sản của Nhà nước, nếu không thể phục hồi được thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý. Đó là những điểm nổi bật tại Dự thảo Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025” vừa được Bộ Tài chính trình Chính phủ.