Ngày 19/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2016 và 2017, viện dẫn tác động tiêu cực từ việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 26/6 cho biết các thị trường tài chính đã đánh giá không đúng mức tác động của cuộc trưng cầu ý dân ở Anh khi mà đa số cử tri bỏ phiếu quyết định nước này rời "mái nhà chung châu Âu," hay còn gọi là Brexit, dẫn tới những phản ứng mạnh tức thời, tuy nhiên người đứng đầu IMF cũng cho rằng tình hình không đến mức rơi vào "hoảng loạn."
Ngày 21/6, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cảnh báo việc cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ quốc gia này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) là "hành động tự hại," làm tổn hại mọi thành quả mà người dân châu Âu đã nỗ lực cùng nhau đạt được.
Khép lại phiên 21/6, giá dầu thế giới đi xuống sau hai phiên tăng liên tiếp trước đó trong bối cảnh giới đầu tư chờ đợi báo cáo về dự trữ dầu hàng tuần của Mỹ cũng như kết quả cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề Anh ở lại hay rời Liên minh châu Âu (EU) chỉ diễn ra sau ít ngày nữa.
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 19/6 cảnh báo thiệt hại kinh tế đối với nước này nếu quyết định ra đi khỏi Liên minh châu Âu (EU) (còn gọi là Brexit) trong cuộc trưng cầu ý dân diễn ra trong ngày 23/6 tới.
Trong bài trả lời phỏng vấn hãng tin BBC phát sóng ngày 11/6, Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom nhận định rằng việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là "Brexit," sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới liên minh 28 quốc gia này.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất do trang mạng Independent của Anh công bố ngày 10/6, hơn một nửa số cử tri Anh mong muốn nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.