Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay kêu gọi Trung Quốc và Philippines cùng tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài quốc tế, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20.
Tờ Thời báo Tài chính (Anh) ngày 10/8 cho rằng những bức ảnh vệ tinh thời gian gần đây đang "phủ" hoài nghi lên cam kết của Trung Quốc từng được Chủ tịch Tập Cận Bình đề cập rằng không quân sự hóa Biển Đông.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục hoạt động xây dựng phi pháp trên một số đá ở Biển Đông, trái ngược cam kết không quân sự hóa mà chủ tịch nước này đưa ra.
Theo hãng AP, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Benfold của Hải quân Mỹ đang có chuyến thăm tới Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh phản ứng giận dữ với phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay (Hà Lan) cho rằng những yêu sách lãnh hải rộng lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc có thể đang kiềm chế, tránh gây rắc rối ở Biển Đông trước khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20, đồng thời chờ đợi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn gay cấn nhất.
Giới lãnh đạo Trung Quốc được cho là đang phải tìm cách né tránh những áp lực từ quân đội buộc họ phản ứng quyết liệt hơn sau phán quyết "đường lưỡi bò".
Đài RFI dẫn nguồn tin từ báo The Japan Times của Nhật Bản đưa tin Không quân Mỹ ngày 28/7 thông báo sẽ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam trên biển Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2.000 hải lý.
Nhân sự kiện Ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á sẽ nhóm họp tại thủ đô Vientiane, Lào, cùng những người đồng cấp đến từ Mỹ và Trung Quốc, tờ The Wall Street Journal ngày 21/7 có bài viết cho rằng sự kiện sắp tới sẽ biến quốc gia bé nhỏ này trở thành "chiến trường ngoại giao" tiếp theo cho cuộc đối đầu ngày càng gay gắt xung quanh vấn đề Biển Đông.
Ngay trước thềm Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM49) và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 21-26/7 tại Vientiane, Lào, trang tin Geopoliticalmonitor chuyên phân tích, bình luận về các vấn đề chính trị, quân sự đã đăng bài phân tích cho rằng trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vừa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với đường lưỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông, ASEAN cần đạt được sự đồng thuận về vấn đề an ninh môi trường tại Biển Đông.
Reuters đưa tin Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu ngày 11/7 cho rằng vấn đề Biển Đông không nên được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) ở Mông Cổ vào cuối tuần này.
Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ ngày 6/7 đăng bài bình luận cho rằng Trung Quốc không chỉ muốn Biển Đông là vùng biển của riêng, mà còn muốn thiết lập những luật lệ hàng hải riêng trên tuyến đường biển chiến lược này.
Theo ABC News, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Colin Willett ngày 22/6 đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí châu Á qua điện thoại, trong đó bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc sử dụng tàu hải cảnh hỗ trợ tàu cá đánh bắt ở Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Natuna của Indonesia.