(BĐT) - Khan hiếm dòng tiền, sụt giảm đơn hàng, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính gia tăng, khó đoán định xu hướng… là những khó khăn được cộng đồng doanh nghiệp (DN) nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thị trường trong và ngoài nước đang có một số chỉ báo tích cực. Điều DN cần làm lúc này là cầm cự, cập nhật xu hướng mới, xoay chuyển nắm bắt cơ hội khi thị trường sôi động trở lại.
(BĐT) - Ngành dệt may đang có những bước phát triển vượt bậc, giúp Việt Nam vươn lên là một trong 5 nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 82,24 tỷ USD, chỉ tăng 5,9%, là mức tăng thấp so với mục tiêu tăng trưởng 10% của năm 2016. Những ngành hàng xuất khẩu chủ lực từ dệt may, da giày, nông lâm thủy sản dẫu có tăng, nhưng chưa ngành nào tăng quá 7%.
Việc Anh rút khỏi EU (Brexit) đang khiến những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường này lo ngại về khả năng tăng trưởng trong thời gian tới.
Tập trung nguồn lực, dồn vốn cho đầu tư mở rộng sản xuất, tận dụng thị trường xuất khẩu… là chiến lược lớn của nhiều doanh nghiệp dệt may trong năm 2016.
Chủ yếu đảm trách khâu cắt may, các doanh nghiệp lại thiếu liên kết với nhau đã khiến ngành dệt may Việt Nam đang ở điểm thấp nhất của đường parabol chuỗi cung ứng toàn cầu.