#gói hỗ trợ lãi suất
Ngân hàng Nhà nước mong muốn hệ thống ngân hàng giảm dần vai trò cung ứng vốn chủ lực cho nền kinh tế và nguồn vốn được bù đắp nhiều hơn từ các phân khúc khác trên thị trường vốn. Ảnh: Tường Lâm

Phân bổ tín dụng có chọn lọc, kiểm soát chặt lạm phát

(BĐT) - Trước áp lực về nhu cầu vốn tăng mạnh cuối năm, đặc biệt là việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, nhiều ngân hàng muốn được tăng chỉ tiêu tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô, yêu cầu đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ cho nền kinh tế để tính toán mức tăng trưởng tín dụng phù hợp, chọn lọc ngân hàng được cấp thêm hạn mức tín dụng theo mức độ xếp hạng về khả năng quản trị và kiểm soát nguồn vốn.
Trong 3 tháng gần đây, gần 200 mã cổ phiếu có mức tăng trên 100%, trong đó 161 mã có xuất phát điểm dưới mệnh giá. Ảnh: ST

Cảnh giác với bong bóng tài sản

(BĐT) - Với những bài học đáng nhớ từ gói kích cầu năm 2009 và rủi ro vĩ mô có thể xảy ra, nhiều ý kiến cho rằng, chính sách hỗ trợ kinh tế giai đoạn này nên chú trọng các giải pháp giảm thuế, phí. Trong khi đó, gói hỗ trợ lãi suất (nếu có) nên dè dặt về liều lượng và thời hạn áp dụng.
Dự kiến quy mô gói cấp bù lãi suất ở mức 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô dư nợ tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng. Ảnh: Phú An

Cấp bù lãi suất: Kiểm soát chặt, tránh thất thoát, lãng phí

(BĐT) - Quy mô gói cấp bù lãi suất cho ngân hàng để giảm lãi suất cho doanh nghiệp vay được đề xuất tương đương một phần tư gói hỗ trợ thực hiện năm 2009. Trong lúc nguồn lực ngân sách nhà nước rất eo hẹp, chương trình này (nếu có) cần được thực hiện một cách công khai, minh bạch và có kiểm soát.