#EVN
Năm 2023, tổng khối lượng than cấp cho điện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc ước tính trên 45 triệu tấn. Ảnh: ĐG

Thiếu than cho sản xuất điện, rộng cửa tìm kiếm nhà thầu

(BĐT) - Trước dự báo nhu cầu điện năm 2023 tiếp tục tăng cao, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương bày tỏ lo ngại về việc cung ứng than cho các nhà máy sản xuất điện. EVN và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cùng có kế hoạch tìm kiếm nhà thầu cung cấp than cho sản xuất điện năm nay.
Năm 2023, nếu giá bán lẻ điện giữ theo giá bình quân hiện hành, EVN cùng các công ty thành viên có thể lỗ sản xuất, kinh doanh khoảng 64.941 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

DN cần chủ động ứng phó tình huống giá điện tăng

(BĐT) - Bộ Công Thương đang yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẩn trương xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 ngay sau khi Chính phủ ban hành khung giá của mức bán lẻ điện bình quân mới. Căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng giá điện sẽ tăng và nhiều doanh nghiệp (DN) đã lên phương án để chủ động ứng phó với bối cảnh mới.
Bản tin thời sự sáng 6/2

Bản tin thời sự sáng 6/2

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là người mua vàng vía Thần Tài lỗ 2 triệu đồng/lượng sau một tuần; Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương hoàn thành phương án giá bán lẻ điện; Vietnam Airlines muốn bán vốn tại công ty nhiên liệu hàng không; đầu tư 11 tỷ đồng thay mới đá vỉa hè đường bờ biển Nha Trang…
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

EVN tiết kiệm được 7.267 tỷ đồng thông qua đấu thầu năm 2022

(BĐT) - Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2022, Tập đoàn đã lựa chọn nhà thầu thực hiện ước tính 16.886 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu là 74.649 tỷ đồng, tiết kiệm khoảng 7.267 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ tiết kiệm 8,9%).
Tiến độ một số dự án nguồn và lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu. Ảnh: Nhã Chi

Thách thức cung ứng điện năm 2023

(BĐT) - Theo Kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2023 vừa được Bộ Công Thương phê duyệt, sản lượng điện thương phẩm năm nay sẽ tăng khoảng 9 tỷ kWh so với năm 2022 (năm 2022 là 242,3 tỷ kWh, năm 2023 là 251,28 tỷ kWh). Trong khi đó, tiến độ thực hiện một số dự án điện chưa đáp ứng yêu cầu khiến việc đảm bảo cung ứng điện năm 2023 thấy trước khó khăn.
Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Tập đoàn (ảnh: HH)

Năm 2022: Giải ngân vốn đầu tư của EVN đạt 91,4% kế hoạch năm

(BĐT) - Tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra ngày 21/12, ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, giá trị khối lượng đầu tư của Tập đoàn năm 2022 ước đạt 89.305 tỷ đồng, bằng 92,5% kế hoạch; giá trị giải ngân đạt 88.225 tỷ đồng, bằng 91,4% kế hoạch.
10 tháng đầu năm 2022, EVN ghi nhận khoản lỗ 15.758 tỷ đồng. Ảnh: Nhã Chi

Tăng giá điện: Bao nhiêu, thời điểm nào?

(BĐT) - Năm 2022 là năm đầu tiên trong 5 năm gần đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải báo lỗ do biến động giá cả đầu vào khiến chi phí sản xuất và mua điện tăng mạnh. Với số lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, EVN đứng trước bài toán làm thế nào để cân bằng hiệu quả tài chính. Nếu tăng giá bán điện thì thời điểm tăng giá, tăng ở mức nào đang là những câu hỏi thách thức, trong bối cảnh “sức khỏe” của doanh nghiệp và người dân đang rất dễ bị tổn thương…
Tăng tốc về đích cụm công trình giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1

Tăng tốc về đích cụm công trình giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1

(BĐT) - Sau 1 năm khởi công TBA 500kV Vân Phong (cuối tháng 9/2021) thuộc cụm công trình giải tỏa công suất NMNĐ BOT Vân Phong 1 (gồm TBA 500kV Vân Phong và đấu nối, đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân, đường dây 500kV đấu nối TBA 500kV Thuận Nam vào đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân), dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng dự án đang dần về đích.
Cần có các điều kiện đi kèm chặt chẽ hơn đối với dự án điện gió được bổ sung vào quy hoạch như kết quả đo gió, năng lực triển khai dự án

Nhận diện bất cập, khai thác hiệu quả tài nguyên điện gió

(BĐT) - Theo các chuyên gia trong lĩnh vực điện gió, việc không yêu cầu phải có báo cáo kết quả đo gió mà thay bằng báo cáo đánh giá tiềm năng gió tại khu vực dự án làm điều kiện để bổ sung vào quy hoạch từ đầu năm 2019 đã mở cánh cửa vào quy hoạch cho nhiều dự án điện gió. Tuy nhiên, đây cũng là kẽ hở để các dự án không có thông số kỹ thuật tin cậy, số liệu chỉ là tiềm năng về lý thuyết vẫn đủ điều kiện vào quy hoạch dẫn đến tình trạng “bội thực” dự án điện gió nhưng hiệu quả chưa tương xứng.
Nhà máy Nhiệt điện BOT Phú Mỹ 3 và Nhà máy Nhiệt điện BOT Phú Mỹ 2.2 sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam lần lượt vào năm 2024 và 2025. Ảnh: Tiên Giang

Đề xuất EVN tiếp nhận 2 nhà máy điện BOT: Mức độ sẵn sàng thế nào?

(BĐT) - Bộ Công Thương vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 và Phú Mỹ 2.2 cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quản lý và vận hành, kinh doanh theo hình thức ghi tăng vốn sau khi hết hạn hợp đồng. Trước đó, EVN và một tập đoàn kinh tế lớn khác cùng đề xuất được tiếp nhận 2 nhà máy. Vậy EVN đã chuẩn bị gì để tiếp nhận vận hành 2 nhà máy này?
Biến động giá, khó khăn trong giải phóng mặt bằng khiến ngành điện chịu nhiều áp lực

Biến động giá, khó khăn trong giải phóng mặt bằng khiến ngành điện chịu nhiều áp lực

(BĐT) - Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, địa phương, ban ngành, hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang triển khai đồng bộ và đáp ứng tiến độ đối với các dự án nguồn điện do EVN làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, một số dự án nguồn điện khác không phải do EVN làm chủ đầu tư thì tiến độ đang chậm. Nếu các dự án này không đáp ứng tiến độ theo đúng quy hoạch sẽ dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cấp điện cho nền kinh tế trong giai đoạn tới.
Theo tính toán, hệ thống điện miền Bắc tiềm ẩn nguy cơ thiếu công suất đỉnh trong các tháng cuối mùa khô, đầu mùa lũ...Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đối diện nguy cơ thiếu điện

(BĐT) - Nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau quãng thời gian đình trệ bởi dịch bệnh Covid-19, nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Hai năm 2022 và 2023 là giai đoạn cao điểm thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, cũng là thời điểm doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng sản xuất, kinh doanh. Việc đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế là vấn đề thách thức trong bối cảnh nhiều dự án cung cấp, truyền tải đang đối mặt với hàng loạt khó khăn.
Việc ký kết Biên bản ghi nhớ tạo khuôn khổ hợp tác chính thức giữa Tập đoàn Điện lực và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong lĩnh vực đo lường điện

EVN hợp tác đổi mới hoạt động đo lường điện

(BĐT) - Ngày 5/4/2022 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường trong sản xuất, kinh doanh điện năng, giai đoạn đến năm 2030.
Cung cấp than cho sản xuất điện khó khăn, EVN kêu gọi tiết kiệm điện

Cung cấp than cho sản xuất điện khó khăn, EVN kêu gọi tiết kiệm điện

(BĐT) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, do tình hình cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) bị thiếu hụt so với hợp đồng đã ký kết dẫn đến việc cung cấp điện gặp khó khăn trong những tháng cao điểm mùa nắng nóng. Do đó, cần đẩy mạnh việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thừa nhận việc cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện quý I/2022 không đạt tiến độ theo hợp đồng. Ảnh: Huyền Thương

Khó tìm nhà thầu cung cấp than cho sản xuất điện

(BĐT) - Dự kiến cuối tháng 3 và giữa tháng 4/2022, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ mở 4 gói thầu mua than nhập khẩu. Tuy nhiên, TKV lo ngại khó tìm được nhà thầu trúng thầu.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cục Viễn thám quốc gia ký kết thỏa thuận hợp tác

EVN ứng dụng viễn thám xây dựng nền tảng dữ liệu số

(BĐT) - Ngày 17/3/2022 tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Cục Viễn thám quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác về việc ứng dụng dữ liệu ảnh, sản phẩm viễn thám vào các hoạt động khảo sát, tư vấn thiết kế, đầu tư xây dựng các công trình điện, quản lý vận hành và giám sát hệ thống điện, phục vụ xây dựng nền tảng dữ liệu số của EVN.
Một số doanh nghiệp sản xuất MBA 110kV cho biết, đến nay, họ vẫn chưa thể tham gia đấu thầu các gói thầu mua MBA yêu cầu nhà sản xuất phải có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Sản xuất máy biến áp 110kV có cần 10 năm kinh nghiệm?

(BĐT) - Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, một số doanh nghiệp sản xuất máy biến áp (MBA) 110kV cho biết, đến nay, họ vẫn chưa thể tham gia đấu thầu các gói thầu mua MBA yêu cầu nhà sản xuất phải có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm. Đáng lưu ý là, các tiêu chí này áp dụng không đồng nhất, nhiều gói thầu của các tổng công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ yêu cầu tối đa 5 năm kinh nghiệm.