Nga cho biết nước này sẽ giảm khoảng 300.000 thùng dầu xuất khẩu/ngày trong tháng 9 tới, trong khi Saudi Arabia sẽ tiếp tục tự nguyện cắt giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày thêm một tháng.
(BĐT) - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đang nỗ lực thực hiện một thỏa thuận dài hạn về việc kiểm soát nguồn cung dầu thế giới trong nhiều năm tới.
Trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu mỏ công bố ngày 14/6, cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng, lượng dầu mỏ dự trữ toàn cầu nhiều sẽ là yếu tố cản trở giá dầu thô tăng mạnh, ngay cả khi cung cầu tiến tới cân bằng vào cuối năm nay.
Theo số liệu thống kê hàng năm vừa công bố của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới BP (nước Anh), Nga đã trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt số một thế giới trong năm 2015.
Iran không có kế hoạch tham gia vào thỏa thuận tạm ngừng nâng sản lượng trước khi cuộc họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu vào 2/6 tới, người đứng đầu công ty năng lượng thuộc nhà nước Iran cho biết.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s (Mỹ) mới đây đã đồng loạt hạ mức độ tín nhiệm của một loạt các nước sản xuất dầu mỏ chủ chốt ở Vùng Vịnh như Saudi Arabia, Bahrain và Oman.
Theo hãng tin Bloomberg ngày 4/5, các nước thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể ngừng xem xét phương án duy trì sản lượng dầu do những thay đổi hiện nay trên thị trường khiến bước đi này trở nên không cần thiết.
Hầu hết doanh nghiệp Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực thâm dụng lao động có giá trị gia tăng thấp và dễ kèm theo các nguy cơ như ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Do đó, theo Bộ Công Thương, các dự án FDI có công nghệ lạc hậu và vốn thấp từ Trung Quốc không phải là điều mà chúng ta cần quan tâm!
Ngay cả khi các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới không thể đạt được một thỏa thuận tạm ngừng nâng sản lượng nào tại Doha, doanh thu của họ vẫn tăng đột biến nhờ hội nghị này.
Sau khi cuộc họp giữa các quốc gia sản xuất dầu mỏ chủ chốt trên thế giới tại Doha thất bại trong việc tìm được tiếng nói chung về vấn đề sản lượng, giới phân tích cho rằng, chính những nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ, những người góp phần tạo ra tình trạng nguồn cung vượt nhu cầu như hiện nay, có thể trở thành động lực lớn nhất giúp chấm dứt tình trạng này.
Cuộc họp của các “ông lớn” dầu mỏ vừa kết thúc tại Doha, Qatar với kết quả làm thất vọng các nhà đầu tư năng lượng sau khi không đạt được sự đồng thuận về đóng băng sản lượng dầu.
Các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới đã “đốt” hàng tỷ USD dự trữ ngoại tệ khi tiếp tục bán dầu thô với mức giá hiện tại. Việc này đã gia tăng áp lực lên việc đạt được thỏa thuận tạm ngừng nâng sản lượng nhằm kích thích giá.