(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là hơn 390.000 lượt khách đi metro Nhổn - ga Hà Nội trong tuần đầu vận hành; thống nhất thí điểm thời gian mở cửa khẩu Bắc Luân 2 từ ngày 1/9; nợ 10.000 giấy phép lái xe, Long An ra tối hậu thư với nhà thầu chây ì cung cấp phụ kiện; Hà Nội sắp chi gần 225 tỷ đồng xén dải phân cách, vỉa hè…
(BĐT) - UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM (BRT). Theo đó, dự án BRT có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 3.036 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).
(BĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. Hà Nội (giai đoạn 2003 - 2016).
(BĐT) - Liên danh Công ty CP Thiên Thành An và Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) là nhà thầu trúng Gói thầu Đoàn xe buýt nhanh (BRT) - giai đoạn 1 do Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội làm chủ đầu tư.
(BĐT) - Qua thanh tra Hợp phần I - Xe buýt nhanh (BRT) thuộc Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhà thầu và chủ đầu tư - Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng.
(BĐT) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội (Ban QLDA) vừa có văn bản báo cáo lên UBND TP. Hà Nội xung quanh thông tin về những tiêu cực tại gói thầu đoàn buýt nhanh BRT.
Buýt nhanh (BRT) là hợp phần chủ đạo trong Dự án Phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Sau khoảng 10 năm “trăn trở” với dự án, Hà Nội chi tiêu nhiều gói thầu giá chục tỷ, trăm tỷ đồng... với kỳ vọng sẽ giải bài toán giao thông công cộng, giảm ùn tắc giao thông Hà Nội. Cái giá mà Hà Nội đưa ra là trên, dưới 1.000 tỷ đồng để có cuộc thử nghiệm táo bạo cho tuyến buýt BRT Kim Mã - Yên Nghĩa.
Vào lúc 6 giờ 15 phút sáng 29-12-2016, xe buýt nhanh (BRT) mang số hiệu BRT 01 rời bến xe Kim Mã (Hà Nội). Trên xe là cán bộ thành phố và nhà thầu, cùng dăm khách tình cờ lên xe. Những cán bộ trên xe khá lo lắng. Đã hơn 10 năm qua, Hà Nội “thai nghén” dự án BRT nhằm tìm lời giải cho bài toán chống ùn tắc giao thông nội thị. Giờ chuyến BRT đầu tiên đã lăn bánh, nhưng lại đối mặt với những phản ứng trái chiều của dư luận.
(BĐT) - Tuyến buýt nhanh (BRT) số 1 Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa được Hà Nội đưa vào vận hành từ đầu năm 2017 đang gây nhiều tranh cãi. Khi đường thì chật, ý thức người dân chưa tốt, có vẻ BRT vẫn chậm.
(BĐT) - Tại Hội nghị Phản biện xã hội Đề án Quy hoạch phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) của TP.HM vừa diễn ra, giới chuyên môn chưa đồng tình với chất lượng quy hoạch và cho rằng, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong dự thảo Đề án.
Xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 8 tuyến và 3 tuyến quá độ khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị hoặc monorail (đường một ray).
Tại cuộc họp chiều 1/3 với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, bà Victory Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, đã đánh giá cao những dự án đang hợp tác thực hiện tại Việt Nam.