(BĐT) - Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương (BTĐB) cho biết, năm 2016, số thu phí đường bộ từ xe ô tô chuyển về tài khoản Kho bạc Nhà nước đến hết ngày 31/12//2016 là hơn 6.375 tỷ đồng, bằng 110,08% so với năm 2015.
Báo cáo với Quốc hội, Chính phủ khẳng định, dự kiến sẽ tạm dừng không tăng phí năm 2016 theo lộ trình đối với một số trạm thu phí; các trạm thu phí khác yêu cầu rà soát đối với các phương tiện khác nhau, có thể điều chỉnh giảm mức phí từ 10 - 20%.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa yêu cầu UBND tỉnh Nam Định chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-CP của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để xử lý mức thu và số tiền phí đường bộ đã thu tại trạm Mỹ Lộc – Nam Định từ 6 giờ ngày 1/6 – 6 giờ ngày 8/6/2016 theo quy định.
Trong khi chờ rà soát tính đúng, tính đủ giá thành, chi phí đầu tư, Bộ GTVT yêu cầu tạm chưa tăng phí BOT và giãn thời gian thu phí tối đa đối với các trạm thu phí BOT.
(BĐT) - Ngoài các khoản chi phí không chính thức, theo thống kê, mỗi năm, một doanh nghiệp (DN) phải chi trả tới 40% lợi nhuận cho các khoản chi phí chính thức. Theo các chuyên gia, đây là mức phí cao so với thế giới.
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) tự quyết định mức thu phí tại cao tốc Hà Nội-Hải Phòng theo quy định. Riêng với Quốc lộ 5, lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị doanh nghiệp, cơ quan chức năng nghiên cứu kiến nghị giảm phí mà tỉnh Hải Dương đã nêu lên gần đây.
Thông tin phí sử dụng tại các dự án theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) đường bộ của Việt Nam thấp nhất trong khu vực do một lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đưa ra vào cuối tuần trước đã gây những phản ứng trái chiều gay gắt từ phía doanh nghiệp vận tải, cũng như đông đảo người tham gia giao thông.
Tại cuộc họp về tiến độ triển khai thu phí không dừng do Bộ GTVT tổ chức sáng 2.3, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đánh giá, “việc thu phí qua các trạm BOT bằng thủ công như hiện nay rất lèm nhèm, thiếu minh bạch”.