#xử lý nợ xấu
3 tháng đầu năm 2020 đã xử lý được 26,94 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Ảnh: Internet

Đến cuối tháng 3/2020: Nợ xấu nội bảng là 1,77%

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối tháng 3/2020 là 1,77%. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã xử lý được 1.076,95 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Riêng năm 2019 xử lý được 159,7 nghìn tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26,94 nghìn tỷ đồng.        
Trong 2 năm, các ngân hàng đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Ảnh: Lê Tiên

Xử lý nợ xấu: “Mắc” ở tài sản bảo đảm

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ 15/8/2017 (thời điểm hiệu lực của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD)) đến 31/8/2019, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu.
Trong 9 tháng qua, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá. Ảnh: Lê Tiên

Định hướng điều hành chính sách tiền tệ: Ổn định vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu

(BĐT) - Việc điều hành tỷ giá, lãi suất từ đầu năm đến nay được đánh giá là hiệu quả và hợp lý. Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ với định hướng hỗ trợ kinh tế vĩ mô, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án cơ cấu lại Ngân hàng Đại Dương sau chuyển nhượng cho nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Minh Khuê

Xử lý nợ xấu vẫn “kẹt”

(BĐT) - Quá trình xử lý nợ xấu không chỉ gặp trở ngại về thủ tục, vướng do tiến trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước mà còn “mắc” với việc xử lý 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng từ những năm trước đó.
Phương thức xử lý nợ xấu phần lớn là do các tổ chức tín dụng tự xử lý qua dự phòng rủi ro, thu nợ từ khách hàng. Ảnh: Nhã Chi

Thị trường chưa hoàn thiện, nợ xấu khó xử lý

(BĐT) - Tổng nợ xấu của cả nền kinh tế vẫn là một con số chưa rõ ràng, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu cũng không được công bố đầy đủ, sàn giao dịch mua bán nợ chưa hình thành là những điểm hạn chế khiến thị trường nợ vẫn hoạt động cầm chừng dù đã được hình thành hơn 15 năm qua.
Nợ nước ngoài do doanh nghiệp tự vay tự trả ở mức cao là một trong những nguyên nhân khiến nợ nước ngoài của quốc gia tăng vọt. Ảnh: Lê Tiên

Đề xuất giải pháp xử lý nợ xuyên biên giới

(BĐT) - Tại cuộc họp báo ngày 13/11, đại diện Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho rằng Chính phủ cần chú trọng giám sát và hợp tác xử lý nợ nước ngoài của doanh nghiệp (DN). 
Ảnh minh họa: Internet

Nợ xấu của ngân hàng có còn đáng lo?

(BĐT) - Số nợ xấu của hệ thống ngân hàng được xử lý trong cả năm qua là khá lớn. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính quý III/2018, nợ xấu của nhiều ngân hàng thương mại hiện vẫn ở mức lớn và chặng đường xử lý nợ xấu trong thời gian tới được dự báo sẽ không dễ dàng.
Ảnh minh họa: Internet

Nhận diện nguyên nhân xử lý nợ xấu chậm lại

(BĐT) - Nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã giảm, song tiến độ xử lý đang chậm lại. Để thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu theo mục tiêu đề ra, cần nhận diện nguyên nhân để có giải pháp cho vấn đề này.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phát huy vai trò đầu mối, kịp thời phát hiện các vướng mắc trong xử lý nợ xấu

Không để “mất đà” cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu

(BĐT) - Tại Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ liên quan tới cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu diễn ra sáng 28/8/2018 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục phát huy vai trò đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương kịp thời phát hiện các vướng mắc, không được để “mất đà” cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu.
Phía ngân hàng cho rằng cần làm rõ hơn các quy định về chính sách thuế trong xử lý nợ xấu nêu tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập doanh nghiệp. Ảnh: Nhã Chi

Gỡ vướng chính sách thuế trong xử lý nợ xấu

(BĐT) - Một số vướng mắc liên quan đến chính sách thuế trong xử lý nợ xấu vừa được phản ánh tại Hội nghị đối thoại về chính sách và thủ tục thuế, hải quan năm 2017 tổ chức ngày 27/11. Trong bối cảnh xử lý nợ xấu là vấn đề được Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm, việc tháo gỡ các khó khăn liên quan là hết sức cần thiết.
Một trong những vướng mắc lớn nhất trong xử lý nợ xấu thời gian vừa qua là xử lý tài sản đảm bảo. Ảnh: Gia Khoa

Xử lý nợ xấu, nhiều bộ, ngành vào cuộc

(BĐT) - Ngay sau khi Chính phủ ban hành Chỉ thị triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), ngày 21/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Ảnh Internet

Cách nào dùng ngân sách xử lý nợ xấu?

(BĐT) - Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý chiếm khoảng 5,8%. Nếu tính toàn bộ các khoản nợ về bản chất là nợ xấu thì khoảng 10,08%. 
Ảnh Internet

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về nợ xấu?

(BĐT) - Từ năm 2011 đến năm 2016, báo cáo với Quốc hội, theo thống kê của Bộ Công an, các cơ quan điều tra của Bộ Công an, không bao gồm công an các địa phương, đã phát hiện và khởi tố điều tra 95 vụ án kinh tế xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng và đã khởi tố bị can khoảng gần 200 cán bộ ngân hàng.