Ảnh chỉ mang tính minh họa. |
Theo Dự thảo lần thứ 2, Bộ Y tế xác định lĩnh vực đầu tư có thể thực hiện theo hình thức PPP là các dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công tại các bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm cả bệnh viện thực hành thuộc trường đại học y dược và các trung tâm khám chữa bệnh theo yêu cầu; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định thuốc, mỹ phẩm, an toàn thực phẩm, vắc - xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế; công trình, hệ thống xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế; cơ sở đào tạo, dạy nghề thuộc lĩnh vực y tế; kho chứa, dự trữ thuốc, vắc-xin, sinh phẩm phục vụ mục tiêu công và của chương trình mục tiêu quốc gia; đầu tư trang thiết bị y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ sở y tế; cơ sở nghiên cứu khoa học (ứng dụng y dược).
Bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động của bệnh viện hoặc cơ sở công lập cũng có thể áp dụng hình thức đầu tư PPP.
Về lập, phê duyệt, công bố đề xuất dự án, ngoài việc tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP, Dự thảo Thông tư quy định, các dự án PPP lĩnh vực y tế còn phải tuân theo một số điều kiện lựa chọn sơ bộ, lựa chọn dự án theo đặc thù của ngành.
Cụ thể, đề xuất dự án phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển, chiến lược công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên quan đến dự án; các quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền về các bước lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và các văn bản pháp lý có liên quan khác...
Về quy mô, đề xuất dự án phải có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án theo hình thức hợp đồng kinh doanh và quản lý (O&M)...