#tín dụng bất động sản
Nhiều doanh nghiệp bất động sản kêu khó tiếp cận vốn tín dụng do điều kiện cho vay khắt khe, thủ tục kéo dài. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ khó cho bất động sản: Doanh nghiệp minh bạch, tín dụng sẵn sàng tăng cung

(BĐT) - Nguồn vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) trong 9 tháng đầu năm chiếm hơn 21% tổng dư nợ tín dụng, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, các doanh nghiệp BĐS vẫn kêu khó tiếp cận vốn do điều kiện cho vay khắt khe, thủ tục kéo dài. Trong khi đó, phía ngân hàng khẳng định, sẵn sàng cấp tín dụng cho các dự án đủ điều kiện trên cơ sở thông tin minh bạch.
Dư nợ kinh doanh bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2023 tăng 18,95%. Ảnh: Lê Tiên

Cẩn trọng kiểm soát tín dụng bất động sản

(BĐT) - Trong 7 tháng đầu năm, tín dụng bất động sản tăng 4,99%, trong đó, dư nợ kinh doanh bất động sản tăng gần 19%; dư nợ tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản giảm 1,36%. Đồng thời, nợ xấu lĩnh vực bất động sản tăng mạnh. Đây là những diễn biến đáng chú ý đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy bất động sản phục hồi phải đi kèm với việc giám sát mạnh, để hạn chế rủi ro cho thị trường và nền kinh tế.
Hiện nay, hệ số rủi ro tín dụng 200% được áp dụng đối với tài sản là khoản cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản. Ảnh: Nhã Chi

Hệ số rủi ro tín dụng bất động sản: Trông chờ quyết sách mới

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tính đến việc giảm hệ số rủi ro với tín dụng cho nhà ở xã hội và tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản khu công nghiệp. Có ý kiến cho rằng, cần sớm xem xét giảm hệ số rủi ro tín dụng với một số phân khúc bất động sản khác và tăng hệ số rủi ro tín dụng với bất động sản có tính đầu cơ.
Nửa đầu năm 2023, dư nợ kinh doanh bất động sản tăng 17,41%, vượt xa mức tăng 10,73% của cả năm 2022. Ảnh: Lê Tiên

Siết tín dụng BĐS cần có lộ trình phù hợp

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu, TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Thị trường Tài chính thuộc Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, việc ngưng hiệu lực một số quy định về “không được cho vay” tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (Thông tư 06) của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, sau đó có thể xem xét thực hiện các quy định này theo lộ trình để vừa kiểm soát rủi ro, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi dần cơ cấu nguồn vốn.
Trong 5 tháng đầu năm, tín dụng vào kinh doanh bất động sản tăng 14% trong khi tín dụng cho tiêu dùng bất động sản giảm 1,32%. Ảnh: Nhã Chi

Tín dụng bất động sản đang chảy vào đâu?

(BĐT) - Khảo sát từ báo cáo tài chính quý II cho thấy, dư nợ tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản của nhiều ngân hàng tăng mạnh trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu khởi sắc, số lượng các giao dịch ở mức thấp. Một số ý kiến cho rằng, dòng vốn có thể đổ vào các dự án lớn đang hoàn thiện, hoặc đang hỗ trợ thâu tóm dự án khác hoặc cho doanh nghiệp vay để trả nợ trái phiếu đến hạn.
Nguồn: Báo cáo ngành ngân hàng, tháng 1/2023, VNDirect Research

Gánh nặng 2,58 triệu tỷ đồng tín dụng bất động sản

(BĐT) - Trong bối cảnh kinh doanh không thuận lợi, hàng loạt doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) gặp khó khăn trong việc thu xếp dòng tiền thanh toán các khoản nợ gốc và lãi vay. Rủi ro mất khả năng thanh toán nợ tại nhiều DN BĐS, nguy cơ nợ xấu gia tăng đang khiến nhiều ngân hàng “đau đầu”.
Một số dự án bất động sản có thể đáp ứng tốt nhu cầu thị trường như nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp và trung bình, chủ đầu tư nên được áp dụng hệ số rủi ro thấp hơn các phân khúc khác. Ảnh: Nhã Chi

Giảm hệ số rủi ro để khơi thông vốn cho bất động sản

(BĐT) - Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét điều chỉnh hệ số rủi ro với các phân khúc bất động sản khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu giảm hệ số rủi ro với một số phân khúc bất động sản thì nguồn lực tín dụng cho lĩnh vực này sẽ tăng lên và góp phần gỡ khó cho thị trường. Song, cần có hướng dẫn cụ thể và giám sát việc thẩm định rủi ro của các tổ chức tín dụng.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Khẩn trương trình dự thảo Nghị định về trái phiếu doanh nghiệp

(BĐT) -  Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; Ngân hàng Nhà nước rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng bất động sản.
Việc cắt nguồn tín dụng bất động sản đồng loạt sẽ khiến thị trường gặp nhiều rủi ro. Ảnh: Tiến Tân

“Nắn” hay “siết” dòng vốn tín dụng bất động sản?

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ chủ trương tiếp tục giám sát chặt chẽ tín dụng bất động sản (BĐS), đặc biệt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp tín dụng. Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, cần chọn lọc và phân loại thị trường BĐS theo từng phân khúc, từng nhà đầu tư để có chính sách tín dụng phù hợp, tránh tình trạng bóp nghẹt nguồn vốn ngân hàng, gây khó cho lĩnh vực này.
Khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Ảnh: Lê Tiên

Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản

(BĐT) - Tính đến cuối tháng 4/2022, tín dụng bất động sản (BĐS) đạt 2.288.278 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Khoảng 94% dư nợ tín dụng BĐS là cho vay trung và dài hạn trong khi nguồn huy động chủ yếu của ngân hàng là vốn ngắn hạn. Đây là những yếu tố tiềm ẩn rủi ro với tín dụng BĐS trong thời gian tới, cần kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn này để bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Dư nợ tín dụng bất động sản hiện nay khoảng 2,09 triệu tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kiểm soát chặt tín dụng bất động sản: “Nắn” lại dòng vốn trong nền kinh tế

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ chủ trương tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng bất động sản trong thời gian tới. Các ngân hàng thương mại cũng có các giải pháp để giới hạn dòng vốn vào lĩnh vực này. Nhiều ý kiến cho rằng, cảnh báo của cơ quan chức năng là cần thiết và việc điều tiết dòng vốn của các nhà băng là hợp lý khi thị trường có dấu hiệu rủi ro, đồng thời, giúp nắn dòng vốn vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Một số ngân hàng tạm dừng cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản. Ảnh Internet

Siết tín dụng bất động sản: Hết thổi giá

(BĐT) - Trước thực trạng sốt đất, giá đất nhảy múa tại nhiều địa phương trong thời gian ngắn, ngoài việc siết định giá, thẩm định giá bất động sản để giải ngân, nhiều ngân hàng đang hạn chế tín dụng vào bất động sản. Nhiều người lo ngại, việc hạn chế cho vay bất động sản có thể tạo ra cơn sóng xả hàng, cắt lỗ của các nhà đầu tư, làm thị trường địa ốc nguội lạnh.
Chủ trương kiểm soát tín dụng bất động sản đã được Ngân hàng Nhà nước nêu rõ trong vài năm trở lại đây, đặc biệt khi bất động sản có xu hướng tăng nóng. Ảnh: Lê Tiên

Siết tín dụng bất động sản: Giám sát chặt mục đích sử dụng vốn

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, một số ngân hàng đã có động thái ngừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản. Tuy nhiên, với xu hướng tăng nóng vừa qua tại một số phân khúc trên thị trường bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng, cần giám sát chặt mục đích sử dụng vốn vay để hạn chế tình trạng “lách” quy định giải ngân lĩnh vực này.
Các ngân hàng dự kiến thắt chăt tín dụng với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản. Ảnh: Internet

Ngân hàng thắt chặt tín dụng với các lĩnh vực rủi ro

(BĐT) - Trong nửa cuối năm, các tổ chức tín dụng dự kiến ưu tiên “nới lỏng” đối với nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, trong khi vẫn thắt chặt với lĩnh vực “đầu tư kinh doanh chứng khoán”, “đầu tư kinh doanh bất động sản”, “kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm” và “đầu tư, kinh doanh du lịch”.
Tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản những năm gần đây có xu hướng chậm lại rõ rệt. Ảnh: Lê Tiên

Kiểm soát chặt việc sử dụng vốn sai mục đích

(BĐT) - Ước tính đến cuối tháng 6, tăng trưởng tín dụng lĩnh vực bất động sản đạt 5,5%, dư nợ tín dụng chứng khoán chiếm 0,48% tổng dư nợ của nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước khẳng định đang kiểm soát tốt tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro và tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng đánh giá thận trọng các dòng vốn này.
Giá nhà ở tăng có thể kìm hãm khả năng NHNN tiếp tục cắt giảm lãi suất. Ảnh: Internet

HSBC: Cẩn trọng với những rủi ro trong lĩnh vực bất động sản

(BĐT) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhiều lần công bố luôn kiểm soát chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản. Dù vậy, vẫn cần thận trọng trong việc vừa kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tín dụng vào bất động sản vừa giảm thiểu rủi ro trước mắt do Covid-19 gây ra đối với ngành này.
Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Ảnh: Internet

"Bất động sản" là dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro của tổ chức tín dụng

(BĐT) - Tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản cao; đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng đầu tư TPDN; một số ngân hàng thương mại có số dư đầu tư TPDN tăng lớn so với năm 2019, trong đó, mức tăng thêm tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.