VEPR hạ dự báo tăng trưởng quý II/2017 xuống mức 5,7%

(BĐT) - Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố dự báo tăng trưởng trong quý II/2017 và cả năm lần lượt ở mức 5,7% và 6,1%. Đây là mức dự báo thấp hơn 0,3 điểm % so với dự báo trước đó của nhóm nghiên cứu này và thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 6,7% của Chính phủ đặt ra cho cả năm.
Tăng trưởng trong quý II/2017 và cả năm lần lượt ở mức 5,7% và 6,1%. Ảnh: Tường Lâm
Tăng trưởng trong quý II/2017 và cả năm lần lượt ở mức 5,7% và 6,1%. Ảnh: Tường Lâm

Khó đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7%

Với mức tăng trưởng thấp trong quý I/2017, nhóm nghiên cứu của VEPR nhận định mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho cả năm 2017 sẽ khó có thể đạt được. Đồng thời, với chính sách tiền tê ̣được điều hành thận trọng như đã bộc lộ trong quý I được duy trì trong các quý tiếp theo, lạm phát cả năm có thể thấp hơn 5%. Vẫn còn nhiều khả năng lạm phát sẽ cao hơn mức dự báo, do hiệu ứng điều chỉnh giá dịch vụ công trên toàn quốc và sự bất định của mức giá thế giới.

Lý do hạ mức dự báo tăng trưởng này được Nhóm nghiên của VEPR dựa trên cơ sở sự phục hồi của các nền kinh tế lớn trên thế giới gây khó khăn cho tình hình trong nước, trong khi hầu hết các ngành công nghiệp trong nước đang suy giảm một cách bất thường.

Theo Nhóm nghiên cứu VEPR, kể từ cuối năm 2016, sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đều chứng kiến sự cải thiện tăng trưởng. Tuy nhiên, những bất trắc về chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hay sự thắng thế của chủ nghĩa cực hữu tại châu Âu có thể tạo ra nhữ ng khó khăn mới cho thị trường xuất khẩu của Viêt Nam trong thời gian tới.

Còn trong nước, hầu hết các ngành công nghiệp suy giảm một cách bất thường khiến tình hình tăng trưởng không đạt được như kỳ vọng. Giá trị GDP của Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sản lượng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt một số công ty lớn như Samsung... Tương tự, thương mại tăng trưởng cao, nhưng xuất khẩu chưa phục hồi thực sự về lượng.

Đặc biệt, khuynh hướng tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước, tiếp tục giảm xuống chỉ còn 28%. Điều này cho thấy khu vực sản xuất trong nước đang trở nên yếu thế hơn trong quá trình hội nhập quốc tế đang mở rộng.

Nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế là nhu cầu bức thiết

Phân tích thêm, Nhóm nghiên cứu của VEPR cũng cho rằng, mặc dù về đầu tư, khu vực tư nhân có một số dấu hiêu khởi sắc, nhưng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công cũng như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có dấu hiệu suy giảm. Đối với khu vực công, ràng buộc ngân sách có thể là một nguyên nhân chính. Trong khi đó, việc đầu tư nước ngoài chững lại nhiều khả năng liên quan đến việc Hiệp định TPP bị hủy bỏ. Trong một môi trường đang biến đổi như vậy, nền kinh tê ́Việt Nam đứng trước nhiều ràng buộc hơn chô tăng trưởng.

Xét về mặt cơ cấu, thông thường tăng trưởng công nghiêp ở mức thấp trong quý I là điều bình thường do hiêu ứng Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mức tăng trưởng thấp như quý I năm nay là đáng lo ngại, đặc biêt, công nghiệp suy giảm ở hầu hết các ngành chính. Tăng trưởng chỉ số công nghiêp và chỉ số tiêu thụ thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, trong khi lượng hàng tồn kho tăng đáng kể. Nếu như một nguyên nhân chính của việc suy giảm tăng trưởng được cho là bắt nguồn từ tính thời vụ trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Samsung, thì điều ấy cho thấy một khuynh hướng ngày càng rõ nét về sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào một số ít tập đoàn đa quốc gia và ngành hàng chính. Trong khi đó, nền công nghiệp trong nước ngày càng kém cạnh tranh và có khuynh hướng thu hẹp, thể hiện sự thất bại trong hội nhập vào thị trường thế giới.

Luồng vốn FDI vào Việt Nam đã có dấu hiệu suy giảm, qua lượng FDI giải ngân cũng như dòng vốn đăng ký mới. Có thể nói, lợi thế thu hút đầu tư nhờ TPP bị mất đi, đã và đang làm những bất lợi thế trong quá trình hội nhập AEC bộc lộ rõ hơn. Điều này cho thấy việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là một nhu cầu cấp thiết thực sự, không thể chỉ dừng lại ở chủ trương.

Lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong quý I, hứa hẹn một môi trường vĩ mô ổn định hơn trong năm 2017. Tuy nhiên, chênh lêch giữa lạm phát toàn phần và lạm phát lõi vẫn ở mức cao cho thấy vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng trở lại. Trong bối cảnh giá cả hàng hóa cơ bản thế giới tiếp tục phục hồi và giá cả các dịch vụ công vẫn cần phải điều chỉnh, VEPR khuyến nghị, các nhà điều hành cần duy trì điều hành thận trọng để đạt lạm phát mục tiêu. Việc điều chỉnh giá các dịch vụ y tê, giáo dục cần thực hiên theo đúng lô trình đã đặt ra để ổn định mặt bằng giá chung trên thị trường. Điều này dù gây khó khăn cho kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn nhưng sẽ tạo tiền đề ổn định hơn trong dài hạn.

Chuyên đề