Còn ý kiến trái chiều về Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

(BĐT) - Sáng 25/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tiếp tục thảo luận, cho ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. 
Dự thảo mới nhất Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình 2 phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được nguồn gốc hợp lý. Ảnh: Quang Khánh
Dự thảo mới nhất Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình 2 phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được nguồn gốc hợp lý. Ảnh: Quang Khánh

Tại kỳ họp lần này, bản Dự thảo mới nhất Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình 2 phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được nguồn gốc hợp lý là: xem xét giải quyết tại tòa án và phương án đánh thuế.

Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị lựa chọn phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc qua thủ tục tố tụng tại tòa án, vì đây là phương án có nhiều ưu điểm hơn so với phương án còn lại.

Tuy nhiên, có đại biểu đưa ra khuyến nghị, nếu phương án giải quyết tại tòa án được thông qua thì cần phải làm rõ vấn đề chứng minh tài sản hợp pháp hay không hợp pháp. Bên cạnh đó, nhiều đại biểu không đồng ý với phương án giải quyết tại tòa án. Ngoài ra, có ý kiến không đồng ý với cả 2 phương án do chưa đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn.

Về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập, một số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với phương án giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của tất cả các đối tượng có nghĩa vụ kê khai, có ý kiến đề nghị thành lập cơ quan chuyên trách hoặc giao cho cơ quan của Quốc hội; ý kiến khác đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành.

Về phạm vi áp dụng, nhiều ý kiến tán thành với Dự thảo Luật về mở rộng phạm vi áp dụng một số biện pháp phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước. Một số ý kiến không tán thành với việc mở rộng này.     

Chuyên đề