#Thiếu thuốc
Báo cáo của 1.078 cơ sở y tế trên toàn quốc cho thấy, đến tháng 10/2023, 61,41% đơn vị đã đủ thuốc cung ứng cho hoạt động khám, chữa bệnh. Ảnh: Lê Tiên

Vượt qua tình trạng thiếu thuốc cục bộ, cách nào?

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, những vướng mắc về cơ chế đấu thầu, mua sắm trong lĩnh vực y tế đến nay đã cơ bản được khắc phục, nhưng vấn đề thiếu thuốc cục bộ vẫn xảy ra. Báo cáo của 1.078 cơ sở y tế (CSYT) trên toàn quốc cho thấy, đến tháng 10/2023, 61,41% đơn vị đã đủ thuốc cung ứng cho hoạt động khám chữa bệnh. Như vậy, vẫn còn 38,59% đơn vị ở tình trạng thiếu thuốc cục bộ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn Quốc hội sáng 8/11

Bộ Y tế lên phương án hoàn trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người bệnh

(BĐT) - Từ đầu Kỳ họp thứ 6 cho đến nay, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề cập đến việc hoàn trả chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) cho người bệnh khi phải tự bỏ tiền túi ra mua thuốc, vật tư, hoá chất, thiết bị vì bệnh viện thiếu, trong khi trách nhiệm đấu thầu, mua sắm thuộc về cơ sở y tế. Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội sáng 8/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đang họp bàn với các bộ để xây dựng phương án hoàn trả chi phí hợp lý.
Các vấn đề nổi cộm của ngành y tế là nội dung phổ biến, chiếm thời lượng lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng thời gian qua. Ảnh: Đinh Quang Tuấn

Báo chí góp phần gỡ vướng đấu thầu trong ngành y

(BĐT) - Từ các vấn đề nổi cộm liên quan đến việc thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế (TBYT) liên tục được báo chí phản ánh trong thời gian qua, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đã cơ bản tiếp thu, nghiên cứu để chỉnh sửa và đưa ra giải pháp phù hợp.
Tháo dần nút thắt để đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời

Tháo dần nút thắt để đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời

(BĐT) - Tại cuộc gặp mặt báo chí của Bộ Y tế mới đây, nhiều ý kiến phản ánh về tình trạng một số nhà thầu trúng thầu thuốc tập trung quốc gia nhưng không cung ứng đủ cho các cơ sở y tế. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời, trong đó có thuốc trúng thầu đấu thầu tập trung quốc gia và thuốc hiếm?
nhiều DN vẫn lo lắng vì tình trạng thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, TTBYT xảy ra trong thời gian qua có thể tái diễn. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Không để tái diễn tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế

(BĐT) - “Hồ hởi và hối hả làm hàng” là miêu tả về không khí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) dược, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế (TTBYT) trong những ngày này, sau khi Nghị định số 07/2023/NĐ-CP và Nghị quyết số 30/NQ-CP được ban hành. Mặc dù vậy, nhiều DN vẫn lo lắng vì tình trạng thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, TTBYT xảy ra trong thời gian qua có thể tái diễn, nếu như không có giải pháp căn cơ trong dài hạn.
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang rất khó khăn trong việc mua thuốc điều trị. Ảnh minh họa: PV

Bệnh nhân điêu đứng vì chờ thuốc, vật tư y tế

(BĐT) - Từ địa phương tới Trung ương, từ công sang tư, từ tuyến cơ sở cho đến bệnh viện tuyến cuối - đầu ngành, đâu đâu cũng gặp cảnh thiếu thuốc, vật tư, hóa chất (VTHC), trang thiết bị y tế (TTBYT). Bệnh nhân có thẻ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) phải bỏ tiền túi mua thuốc, vật tư bên ngoài, thậm chí không có hàng để mua, chờ đợi ngày này qua tháng khác. Công điện của Thủ tướng cần được thực hiện nhanh chóng để giải phóng người dân khỏi tình trạng khó khăn này.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự để lắng nghe và chỉ đạo tại Hội nghị.

Cần đồng lòng, chung tay, gỡ khó cho ngành y tế

(BĐT) - Những tồn tại, hạn chế chưa được giải quyết, cùng với những khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh, đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế… đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Do đó, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2023 (diễn ra sáng 24/2/2023), nhiệm vụ đặt ra cho năm nay và những năm tới đối với ngành y tế là rất nặng nề.
Để bảo đảm tính pháp lý và đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ đấu thầu cho các CSYT, Bộ Y tế cũng đang triển khai xây dựng quy định về website liên quan đến TTBYT, VTHC. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Gỡ vướng pháp lý trong mua sắm, đấu thầu lĩnh vực y tế

(BĐT) - Bộ Y tế đang đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung các quy định không phù hợp, cũng như phối hợp với các bộ ngành liên quan để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu. Đây là một trong những nỗ lực của cơ quan này nhằm khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư hóa chất (VTHC), trang thiết bị y tế (TTBYT) xảy ra trong thời gian qua.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Internet

Lập kế hoạch mua sắm và dự trữ để cung ứng đủ thuốc phòng chống dịch bệnh trong dịp Tết

(BĐT) - Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các bệnh viện, viện trực thuộc bộ; các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc; Hội Dược học Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dược Việt Nam, Tổng công ty Dược Việt Nam về việc đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Ảnh minh họa: Internet

Chính phủ ra quyết nghị về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế

(BĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 144/NQ-CP về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế (TTBYT) và thanh toán chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó cho phép thanh, quyết toán chi phí khám chữa bệnh BHYT năm 2021 theo báo cáo quyết toán năm; yêu cầu khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến mua sắm, đấu thầu, sản xuất, nhập khẩu thuốc, TTBYT.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đăng đàn trả lời các đại biểu Quốc hội về những khó khăn, vướng mắc của ngành y tế trong thời gian qua

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là do đăng ký lưu hành và vướng mắc thể chế, thực thi pháp luật đấu thầu

(BĐT) - Chiều ngày 27/10, trong Phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đăng đàn trả lời các đại biểu Quốc hội về những khó khăn, vướng mắc của ngành y tế trong thời gian qua như: Chính sách bảo hiểm y tế, nợ đọng thanh toán bảo hiểm y tế... Một trong những vấn đề "nóng" được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm và báo chí phản ánh nhiều trong thời gian qua là vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế.
Hiện Bộ Y tế đang cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, bổ sung các quy đinh về đấu thầu thuốc, trang thiết bị vật tư thông qua dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi). Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đấu thầu thuốc, vật tư y tế: Chờ bước chuyển mới

(BĐT) - “Khó khăn của ngành y tế rất nhiều, nhưng tôi sẽ cùng tập thể lãnh đạo Bộ và đội ngũ cán bộ ngành tháo gỡ từng vấn đề”, tân Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ như vậy ngay khi nhậm chức. Bà khẳng định, thời gian qua, ngành y tế không đơn độc, luôn nhận được sự ủng hộ của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành hỗ trợ để phục hồi, phát triển…
Nhà thầu không biết xử lý thế nào khi hàng hóa dự thầu Gói thầu Mua sắm thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu do Bệnh viện Mắt TP.HCM làm BMT đều đang đợi giấy phép ĐKLH của Bộ Y tế. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Thiếu thuốc tại bệnh viện: Cần cấp bách sửa quy định cấp đăng ký lưu hành

(BĐT) - Nếu không kịp thời điều chỉnh, sửa đổi quy định của pháp luật về quản lý thuốc, vật tư, thiết bị y tế ở giai đoạn cấp giấy phép đăng ký lưu hành (ĐKLH), tình trạng thiếu thuốc, vật tư, nhà thầu bị loại oan khi dự thầu sẽ còn dai dẳng. Đặc biệt, theo kết quả rà soát của Bộ Y tế, sau ngày 31/12/2022, khoảng 10.000 mặt hàng thuốc sẽ hết hạn ĐKLH.
Ảnh minh họa: Internet

Tìm giải pháp ngăn chặn thuốc và thực phẩm chức năng giả

(BĐT) - Số lượng thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) giả xâm nhập vào hệ thống cung ứng và đến tay bệnh nhân đang ngày càng gia tăng. Bối cảnh đứt gãy nguồn cung do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu lớn và sự phát triển rầm rộ của các nền tảng kết nối trực tuyến thời gian gần đây là “mảnh đất màu mỡ” cho các tổ chức tội phạm lợi dụng. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm có giải pháp ngăn chặn vấn nạn này.
Một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bệnh viện Tim Hà Nội..., hiện số thuốc Protamin Sulfat chỉ đủ dùng trong một vài tuần. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Bệnh viện thiếu thuốc, DN không muốn dự thầu

(BĐT) - Theo phản ánh của một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), Bệnh viện Tim Hà Nội..., hiện số thuốc Protamin Sulfat chỉ đủ dùng trong một vài tuần, nếu không kịp mua sắm thì các ca mổ tim sẽ phải dừng lại. Có ý kiến cho rằng, câu chuyện này sẽ tiếp tục xảy ra ở nhiều mặt hàng thuốc khác, nếu như Bộ Y tế không sớm sửa đổi Thông tư số 15/2019/TT-BYT quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế nghiêm trọng xảy ra ở nhiều cơ sở y tế từ quý I - II/2022, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều cải thiện. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Khi nào chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế?

(BĐT) - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế nghiêm trọng xảy ra ở nhiều cơ sở y tế từ quý I - II/2022, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều cải thiện. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính là do Bộ Y tế và các bộ, ngành chưa vào cuộc quyết liệt, chậm triển khai các giải pháp khắc phục.