#Thiết bị y tế
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế nghiêm trọng xảy ra ở nhiều cơ sở y tế từ quý I - II/2022, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều cải thiện. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Khi nào chấm dứt tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế?

(BĐT) - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế nghiêm trọng xảy ra ở nhiều cơ sở y tế từ quý I - II/2022, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều cải thiện. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính là do Bộ Y tế và các bộ, ngành chưa vào cuộc quyết liệt, chậm triển khai các giải pháp khắc phục.
Nhiều hệ thống máy móc, thiết bị không thể hoạt động trong khi nhu cầu khám chữa bệnh gia tăng đột biến. Ảnh: NC st

Chưa có lối thoát cho thiết bị y tế liên doanh “đắp chiếu”

(BĐT) - Mặc dù một số hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế (TTBYT) liên doanh - liên kết (LDLK) vướng pháp lý phải ngừng hoạt động trong 2 năm qua đã được cơ quan chức năng giải tỏa, nhưng đến nay Bệnh viện Bạch Mai vẫn chưa thể đưa các hệ thống này vào vận hành để phục vụ khám chữa bệnh (KCB).
Tình trạng thiếu các thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, thuốc biệt dược, vật tư tiêu hao xảy ra ở nhiều bệnh viện. Ảnh: Nhã Chi

Giải bài toán thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế - Bài 1: Thiếu thuốc, vật tư y tế và hệ lụy dây chuyền

(BĐT) - Thời gian qua, không ít cơ sở khám chữa bệnh rơi vào tình trạng thiếu thuốc, vật tư phục vụ bệnh nhân, nhất là thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, thuốc biệt dược, vật tư tiêu hao. Đây là vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Vậy đâu là nguyên nhân và cần có những giải pháp gì để giải quyết triệt để? Báo Đấu thầu đăng tải loạt bài về vấn đề này.
Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nêu rõ, giá trúng thầu đối với các loại hàng hóa từ khi nhập khẩu và sản xuất trong nước đều được mua bán qua lại Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mua bán lòng vòng, đẩy giá thiết bị y tế lên ngất ngưởng

(BĐT) - Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa công bố kết luận thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19. Kết luận cho thấy, tình trạng mua bán thiết bị lòng vòng giữa các nhà thầu khi cung ứng hàng hóa, thiết bị cho Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy giá lên cao gấp nhiều lần.
Xu hướng phát triển hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường ngày càng phổ biến. Ảnh: Nhã Chi

Tạo lực đẩy sản xuất thuốc, thiết bị y tế từ mua sắm xanh

(BĐT) - Một trong những chính sách được kỳ vọng tạo lực đẩy cho ngành sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế (TTBYT) trong nước phát triển, trong đó có các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường, là chính sách mua sắm công. Tuy vậy, cho đến nay, vẫn chưa có quy định cụ thể, chuyên sâu về vấn đề này.
Ảnh Internet

Vi phạm hợp đồng, Hadimed bị xử phạt hơn 22 triệu đồng

(BĐT) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định xử phạt Công ty CP Công nghệ Hadimed (địa chỉ tại số 2, TT15 Khu đô thị Văn Phú, Phú La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội) với số tiền 22,365 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hợp đồng.
Chuyến hàng đặc biệt gồm hàng trăm trang thiết bị y tế hiện đại

Sáng 1/8, tàu chở 10 tấn thiết bị y tế khởi hành từ Hà Nội vào TP.HCM

(BĐT) - Sáng 1/8, hơn 10 tấn trang thiết bị y tế hiện đại như máy thở chức năng cao, máy theo dõi bệnh nhân, máy lọc thận, truyền dịch, monitor... và nhiều nhu yếu phẩm được chuyển từ ga Hà Nội vào TP.HCM, để lắp đặt cho trung tâm hồi sức tích cực quy mô 500 giường tại Bệnh viện dã chiến số 16 (Quận 7, TP.HCM) với quy mô gần 3.000 giường.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị phục vụ chống dịch

(BĐT) - Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến sáng ngày 28/7/2021, đã có 62 tỉnh, thành phố trên cả nước có ca nhiễm Covid-19. Do đó, cần phải chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản ứng phó và phương án mua sắm dự phòng trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu, để tránh bị động, lúng túng, mất kiểm soát khi dịch bất ngờ bùng phát.
Do không có cơ chế quản lý nên khó kiểm soát phương án tài chính, khai thác máy cũng như chất lượng các dịch vụ kỹ thuật thực hiện trên các máy đặt, mượn tại các cơ sở y tế. Ảnh: Trần Sơn

Vì sao TP.HCM rà soát hợp đồng liên doanh, liên kết thiết bị y tế?

(BĐT) - Việc Công an TP.HCM thu thập tài liệu về các hợp đồng liên doanh, liên kết (LDLK), đặt máy, mượn máy, thuê máy là trang thiết bị y tế tại tất cả các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2007 - 2020 sẽ giúp có cái nhìn toàn cảnh về việc triển khai mô hình này. Câu chuyện LDLK có thực sự đem lại nguồn lợi cho bệnh viện, người bệnh và bảo đảm công khai, minh bạch sẽ được soi rọi.
Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế là do chưa có đầy đủ thông tin. Ảnh: Lê Tiên

Tìm cách chặn “loạn giá” thiết bị y tế

(BĐT) - Những vụ việc nâng khống giá trang thiết bị y tế (TTBYT) trong thời gian gần đây không chỉ bộc lộ kẽ hở trong quản lý nhà nước, mà còn cho thấy sự lúng túng của không ít cơ sở y tế công lập, bên mời thầu trong việc xây dựng giá kế hoạch, dự toán giá gói thầu. Các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn này đang bước đầu được triển khai.
Hình thức xã hội hóa đầu tư lĩnh vực y tế nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Ảnh: Trần Sơn

Lấp lỗ hổng trong xã hội hóa đầu tư trang thiết bị y tế

(BĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai để điều tra một số hành vi có dấu hiệu tội phạm trong việc thực hiện đề án lắp đặt máy, thiết bị y tế theo hình thức xã hội hóa (XHH). Vụ án làm bộc lộ “lỗ hổng” trong quản lý nhà nước đối với hình thức đầu tư này.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt đã sản xuất
thành công các trang thiết bị như: máy thở, kit xét nghiệm Sars-CoV-2, khẩu
trang, trang phục phòng chống dịch... Ảnh: Huấn Anh

Khoảng trống lớn trong ngành công nghiệp thiết bị y tế

(BĐT) - Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thị trường trang thiết bị y tế (TTBYT) lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tuy nhiên hiện nay nhiều loại TTBYT vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đại dịch Covid-19 như một cú hích để ngành công nghiệp thiết bị y tế trong nước có bước phát triển bứt phá nhờ những chính sách hỗ trợ phù hợp.
Còn 518.389 triệu đồng nằm trong 20% kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2015 chưa được thanh toán của 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Xử lý phần 20% kết dư quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như thế nào?

(BĐT) - Theo Báo cáo của Chính phủ, vẫn còn 518.389 triệu đồng nằm trong 20% kinh phí kết dư quỹ khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2015 chưa được thanh toán của 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong việc thanh, quyết toán một phần xuất phát từ công tác tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế của nhiều đơn vị còn nhiều bất cập.