#tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quý II và cả năm cần phải được đặt ra rõ ràng và có biện pháp cụ thể để thực hiện. Ảnh: Huyền Trang

Cẩn trọng rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế

(BĐT) - Nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng tốc khá mạnh mẽ, khi tất cả các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch, tiêu dùng, xuất khẩu… đều có mức tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm trước. 
JICA đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng hoàn thiện nhiều dự án hạ tầng. Ảnh: Lê Hiếu

JICA tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam

(BĐT) - Tại cuộc họp báo thường niên diễn ra sáng ngày 10/5, ông Tetsuo Konaka, Trưởng đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) cho biết, kết quả đạt được trong năm tài khóa 2017 khá tích cực. JICA và Việt Nam đã ký kết 3 hiệp định cho vay vốn ODA với tổng giá trị 61,8 tỷ yên.
Công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo, vẫn là động lực tăng trưởng lớn nhất. Ảnh: Lê Tiên

Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

(BĐT) - Qua 4 tháng đầu năm, những thách thức có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế đã được nhận diện. Tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới để nền kinh tế đạt được kết quả như kỳ vọng là yêu cầu cấp thiết tại thời điểm này.
Chi phí logistics cao đang kéo giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Ảnh: Nhã Chi

Khơi điểm nghẽn trong xuất khẩu

(BĐT) - “Chiếm lĩnh được thị trường, thúc đẩy xuất khẩu (XK) cũng là con đường để nền kinh tế Việt Nam cất cánh”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh quan điểm này tại Hội nghị trực tuyến về giải pháp tổng thể thúc đẩy XK diễn ra sáng 23/4/2018 tại Hà Nội. 
Ảnh Internet

VEPR nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 lên 6,83%

(BĐT) - Với mức tăng trưởng cao đột biến 7,38% của quý I/2018 và các điều kiện thuận lợi hiện nay tiếp tục được duy trì, nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của năm 2018 mà Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi. Không những vậy, mức tăng trưởng năm 2018 có thể đạt tới 6,83%.
ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ vượt 7%. Ảnh: Lê Tiên

Tăng trưởng cao, thách thức không nhỏ

(BĐT) - Quý đầu tiên của năm 2018 đã qua với kết quả tăng trưởng ấn tượng bất ngờ nếu so sánh với chu kỳ nhiều năm. Kịch bản tăng trưởng cho cả năm 2018 sẽ như thế nào trên nền tăng trưởng quý I cao nhất so với 10 năm trở lại đây?
Ảnh Internet

Tăng trưởng kinh tế 2018 có thể đạt 6,83%

(BĐT) - Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 có thể ở mức 6,83% và có sự tăng trưởng đều giữa các quý.
Học tập có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược tăng trưởng dựa trên năng suất lao động. Ảnh: Hoài Tâm

Ưu tiên chi tiêu công cho giáo dục cơ bản

(BĐT) - Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố trong Báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: học tập và phát triển công bằng ở Đông Á - Thái Bình Dương” cho thấy, các hệ thống giáo dục hàng đầu ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đều áp dụng ba nguyên tắc chi tiêu hiệu quả các nguồn lực công. 
Thương mại quý I/2018 có thể tăng tới 40% so với cùng kỳ năm 2017. Ảnh: Lê Tiên

Khai thác hiệu quả dư địa tăng trưởng

(BĐT) - Ở thời điểm gần kết thúc quý I/2018, kịch bản tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước đang được nhiều chuyên gia, tổ chức nghiên cứu kinh tế kỳ vọng. Với dư địa tăng trưởng ở một số ngành, lĩnh vực còn khá lớn, kỳ vọng sự bứt phá về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là có cơ sở.
Trong tháng 2/2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản

Thách thức lạm phát

(BĐT) - Qua 2 tháng đầu năm 2018, nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiếp tục có dấu hiệu tích cực. Nhiều dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế 2018 sẽ đạt, thậm chí vượt mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên, thách thức lớn nhất là áp lực lạm phát, đòi hỏi những chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ.
Với việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, minh bạch, 3 đặc khu được kỳ vọng sẽ tạo thành các cực phát triển kinh tế - xã hội mới của Việt Nam. Ảnh: Lâm Thanh Sơn

Thúc đẩy đầu tàu, tạo cực tăng trưởng

(BĐT) - “Đặc khu kinh tế là cái tổ cho phượng hoàng đến đẻ trứng” - TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã từng ví von như vậy khi đề cập đến mô hình mới với tham vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
Ảnh Internet

3 kịch bản tăng trưởng năm 2018

(BĐT) - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF) vừa công bố 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2018. Ở kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt khoảng 7%, cao hơn mục tiêu Chính phủ đặt ra (6,7%).
Theo dự báo, tăng trưởng kinh tế năm 2018 của Việt Nam ước đạt 6,58%. Ảnh: Huấn Anh

Vững đà cải cách để thúc đẩy tăng trưởng

(BĐT) - Bước vào năm 2018, kinh tế Việt Nam đang có khởi đầu khá sáng. Cải cách thể chế đang có đà và đang tiếp tục được đẩy mạnh. Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử bóng đá nước nhà là đội tuyển U23 Việt Nam lọt vào trận chung kết U23 châu Á 2018... 
Tìm con đường phát triển bền vững tại Việt Nam

Tìm con đường phát triển bền vững tại Việt Nam

(BĐT) - Hôm nay (18/1), Diễn đàn Quốc tế lần thứ nhất về phát triển bền vững tại Việt Nam (VSF) với chủ đề: “Nhìn lại mô hình tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và hòa nhập xã hội” được tổ chức tại Hà Nội.
Thủ tướng đối thoại chính sách với các đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018. Ảnh: Quang Hiếu

Tăng trưởng kinh tế bằng các giải pháp căn cơ

(BĐT) - Con đường Việt Nam phải đi không chỉ nhằm đạt tăng trưởng cao trong ngắn hạn, mà phải giải quyết được mâu thuẫn giữa tăng trưởng nhanh và bền vững. Và vì thế, như cách ví von của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tăng trưởng và phát triển là cuộc marathon đường trường, chứ không phải là một cuộc chạy đua nước rút. 
Công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2017 có sự đóng góp lớn của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là Samsung. Ảnh: Đức Thanh

6,81% - con số mang lại nhiều cảm xúc

(BĐT) - Kết quả tăng trưởng đạt được trong năm nay lên đến 6,81% đã vượt mục tiêu Quốc hội đề ra và cao hơn mức tăng trưởng của các năm từ 2011 - 2016. Kết quả này khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành các địa phương cùng nỗ lực thực hiện.
Trong 9 tháng đầu năm, công nghiệp khai khoáng giảm 8,08%. Ảnh: Dương Đại

Tăng trưởng không còn phụ thuộc vào khai khoáng

(BĐT) - Đầu năm, mục tiêu tăng trưởng năm 2017 của Việt Nam đứng trước rất nhiều thách thức khi lĩnh vực khai khoáng sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, với sự đột phá của các ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo, áp lực tăng trưởng kinh tế đã được giải tỏa đáng kể.
Ảnh Internet

Kinh tế tiếp tục đà hồi phục tích cực

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2017 được dựa trên những nền tảng bền vững, song các chuyên gia cũng lưu ý một số vấn đề cần quan tâm để kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi tích cực và đạt mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2017.