#tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam dự báo đạt 5 - 5,2%, gần như cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Lê Tiên

Triển vọng sáng cho kinh tế Việt Nam năm 2024

(BĐT) - Trong bối cảnh kinh tế quốc tế nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn ghi nhận những tín hiệu phục hồi khá rõ nét. Các tổ chức quốc tế và giới phân tích cho rằng, quyết tâm tháo gỡ khó khăn cùng các giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ sẽ là những yếu tố tạo ảnh hưởng tích cực với tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và tạo đà cho bước tiến của Việt Nam trong trung hạn.
Cần đẩy nhanh tốc độ triển khai đầu tư công, củng cố lòng tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư để bảo đảm tăng trưởng trong ngắn hạn. Ảnh: Tuấn Anh

Khơi thông sức sản xuất, đạt tăng trưởng trên 5%

(BĐT) - Trong 10 tháng đầu năm, nền kinh tế đã vượt qua nhiều thách thức và dần chuyển biến tích cực, song dự kiến có 5 chỉ tiêu khó đạt mục tiêu kế hoạch năm 2023. Giới nghiên cứu đánh giá tích cực về các giải pháp và sự quyết liệt của Chính phủ nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hồi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Đồng thời, khuyến nghị cần có những cải cách mang tính đột phá để đạt được kết quả cao nhất trong năm nay và năm sau.
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, 76,3% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nhận định đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh quý IV/2023 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III. Ảnh: Lê Tiên

Nắm cơ hội bứt phá trong chặng nước rút

(BĐT) - Dù còn nhiều yếu tố bất định bên ngoài và khó khăn, thách thức trong nước, nhưng theo nhiều kết quả khảo sát từ khu vực doanh nghiệp, niềm tin kinh doanh đang dần trở lại. Bên cạnh đó, trên khắp cả nước, các dự án đầu tư công cũng đẩy nhanh tiến độ để kịp về đích giải ngân. Tăng trưởng GDP trên 10% trong quý IV là rất khó, nhưng với xu hướng này, nhiều ý kiến cho rằng, có cơ hội để phấn đấu đạt mức tăng trưởng ở kịch bản điều hành cao nhất, từ đó tạo nền tảng tốt cho những năm tiếp theo.
Đến ngày 29/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt khoảng 12,749 triệu tỷ đồng, tăng 6,92% so với cuối năm 2022, thấp hơn đáng kể so với con số gần 11% của cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Minh Dung

Kích dòng chảy vốn cho kịch bản tăng trưởng 6%

(BĐT) - Để GDP tăng trưởng 6% cả năm 2023, tăng trưởng GDP quý IV phải đạt 10,6%. Đây là kịch bản khả quan nhất trong 3 kịch bản tăng trưởng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cập nhật, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2023.
Sự phục hồi của công nghiệp trong quý III là tín hiệu lạc quan cho triển vọng kinh tế các tháng cuối năm. Ảnh: Nhã Chi

Gia tăng áp lực tăng trưởng cho năm 2024 - 2025

(BĐT) - Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 4,24% và nhiều khả năng sẽ tiếp tục cải thiện trong quý còn lại của năm 2023. Tuy nhiên, với những khó khăn từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế, tăng trưởng GDP năm 2023 có thể sẽ không cao như kỳ vọng. Theo các kịch bản tăng trưởng mà Tổng cục Thống kê xây dựng, áp lực đang dồn vào quý IV và 2 năm tiếp theo để đạt mức tăng trưởng mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025.
Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng sẽ tiếp tục là những động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Vượt thách thức, tạo đà tăng tốc kinh tế 2024

(BĐT) - Sau giai đoạn khó khăn, kinh tế Việt Nam đã có một số chuyển biến tích cực, tăng trưởng GDP quý III/2023 được dự báo cao hơn đáng kể so với quý II/2023. Tuy nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu dự báo cả năm nay, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 5 - 5,5%. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có những giải pháp hiệu quả và quyết liệt hơn trong thực thi để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Giải ngân đầu tư công được đánh giá là động lực tăng trưởng hàng đầu trong thời gian tới. Ảnh: Trần Chiến

Kích hoạt các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

(BĐT) - Theo Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm sút tiếp tục có tác động tiêu cực đáng kể với nền kinh tế Việt Nam. Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam tiếp tục ở mức thấp với dự báo chỉ đạt 4,7% trong năm 2023. Lạm phát dự báo ở mức 3,5% năm 2023 và 3% trong năm 2024, 2025. Trước đó, WB dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay của Việt Nam ở mức 6%...
Các động lực tăng trưởng của nền kinh tế như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lê Tiên

Khơi thông các động lực “mềm” hỗ trợ tăng trưởng

(BĐT) - Đi qua hơn nửa năm 2023, nhiều khó khăn, thách thức vẫn bao trùm lên hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế. Các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, ADB, UOB mới đây dự báo, tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 sẽ thấp hơn kế hoạch (6,5%). Bên cạnh việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính, nhiều ý kiến đề xuất khơi thông các động lực tăng trưởng mềm như kinh tế số, kinh tế xanh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) trụ lại và phát triển.
Nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế

Nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế

(BĐT) - Trao đổi với Báo Đấu thầu về bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, tổng cầu suy giảm là điều đáng quan ngại nhất đối với nền kinh tế nói chung và cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng GDP trong cả năm nay sẽ rất thách thức, song cần tiếp tục nỗ lực khơi thông các hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là giải ngân đầu tư công.
Việc tháo gỡ có hiệu quả các vướng mắc về giải ngân đầu tư công sẽ giúp nguồn vốn này trở thành cú hích cần thiết để kích hoạt các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Kỳ vọng cú hích tăng trưởng GDP nửa cuối năm

(BĐT) - Tăng trưởng kinh tế quý II và cả năm nay của Việt Nam được dự báo thấp hơn so với mục tiêu trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, giới nghiên cứu kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện từ quý III nhờ cú hích từ các giải pháp hỗ trợ hiệu quả, đặc biệt là giải ngân đầu tư công.
Trong quý I, khu vực công nghiệp và xây dựng, một trong những động lực chính của nền kinh tế, suy giảm 0,4%, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng GDP. Ảnh: Lê Tiên

Gia tăng sức ép hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

(BĐT) - Quý I/2023, tổng sản phẩm trong nước (GDP) chỉ tăng 3,32%, là mức thấp thứ 2 trong giai đoạn 2011 - 2023. Kết quả này gây áp lực cho khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2023. Mặc dù vậy, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, vẫn có 3 động lực nổi bật giúp nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng như Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Một môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư, mạnh dạn đổi mới sáng tạo để phát triển. Ảnh: Lê Tiên

Cải thiện môi trường kinh doanh từ gốc pháp lý

(BĐT) - Môi trường kinh doanh của một quốc gia bao gồm 7 thành tố cơ bản và là yếu tố quyết định tính hiệu quả của một nền kinh tế. Tại Việt Nam, môi trường kinh doanh đã và đang được cải thiện đáng kể, song nhìn từ góc độ cạnh tranh quốc gia và khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, nhất là khối bất động sản hiện nay cho thấy, môi trường kinh doanh cần phải được nhận diện và cải thiện mạnh mẽ, mới tạo nên động lực và sự an tâm cho cả nền kinh tế vận hành.
Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ để quay trở lại guồng sản xuất, kinh doanh. Ảnh minh họa: Nguyễn Tùng

Hỗ trợ DN vượt qua thử thách sống còn

(BĐT) - Các chỉ số kinh tế vĩ mô đang ở “mùa hè”, nhưng doanh nghiệp (DN) đang trong “mùa đông giá lạnh”. Đó là cách nói của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) về bức tranh DN hiện nay. Dù tăng trưởng GDP năm 2022 về đích ở mức cao (dự kiến trên 8%), nhưng DN đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi những giải pháp tháo gỡ kịp thời để DN có thể đóng góp tích cực cho tăng trưởng năm 2023.
Giải quyết điểm nghẽn giải ngân đầu tư công sẽ góp phần đưa một lượng vốn lớn vào nền kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và dẫn dắt đầu tư tư nhân. Ảnh: Lê Tiên

Thúc đẩy tăng trưởng 2023: Nguồn lực lớn tồn đọng ở chính những điểm nghẽn

(BĐT) - Báo cáo Quốc hội, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2023 tăng trưởng GDP khoảng 6,5%. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc tìm kiếm, khơi thông tối đa các động lực, nguồn lực cho tăng trưởng là rất cần thiết. Trước mắt, cần sớm gỡ bỏ những rào cản, vướng mắc để giải phóng nguồn lực to lớn đang bị ứ đọng tại các dự án, cũng như tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp hoạt động, đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế.
Bản tin thời sự sáng 1/10

Bản tin thời sự sáng 1/10

(BĐT) - Một số sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là tăng trưởng GDP năm 2022 có thể đạt 8%; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành thôi làm đại biểu HĐND; Lâm Đồng kỷ luật Bí thư Thành ủy Đà Lạt; Cục Đường sắt Việt Nam bảo lưu xóa cà phê đường tàu; hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (TP.HCM) bị dừng thi công…
Bản tin thời sự sáng 30/9

Bản tin thời sự sáng 30/9

(BĐT) - Một trong các sự kiện nổi bật 24 giờ qua thu hút sự quan tâm của dư luận là Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu bị kỷ luật do liên quan Việt Á; tăng trưởng GDP 9 tháng cao nhất 12 năm; USD ngân hàng lên sát 24.000 đồng; đề xuất mở tuyến phà biển từ Cần Giờ đi Tiền Giang; TP.HCM cần hơn 500 tỷ đồng số hóa hồ sơ nhà đất…
Nhiều tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam đạt khoảng 6,7%. Ảnh: Lê Tiên

Đề xuất ba phương án tăng trưởng cho năm 2023

(BĐT) - Nhiều tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam sẽ khoảng 6,7%, nhưng TS. Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho rằng, năm 2023 là năm bản lề của kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và để đạt được các mục tiêu trung hạn, Việt Nam nên mạnh dạn xây kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2023 ở mức trên 7%...
2 năm Covid-19, giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam liên tục lập kỷ lục. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Nhiều dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam

(BĐT) - Standard Chartered, HSBC, SSI, VinaCapital… đã công bố những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 - 2023, nhưng để hiểu và đặt niềm tin vào các dự báo thì người đọc cần nhìn vào cái gốc tạo nên tăng trưởng, đó là tổng cầu.
Ba trọng tâm của năm 2022 là khôi phục, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Ảnh: Tường Lâm

Tận dụng cơ hội phục hồi, tăng trưởng 6 - 6,5%

(BĐT) - Năm 2022, Chính phủ triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6 - 6,5%. Đồng thời, triển khai nhất quán từ Trung ương đến địa phương quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sau dịch bệnh.