Giá vàng trong nước sáng 24/4 biến động nhẹ

Giá vàng trong nước sáng 24/4 tại các công ty vàng bạc đá quý biến động nhẹ.
Giá vàng trong nước sáng 24/4 tại các công ty vàng bạc đá quý biến động nhẹ. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Giá vàng trong nước sáng 24/4 tại các công ty vàng bạc đá quý biến động nhẹ. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Tại thời điểm 9 giờ 28 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 47,75 - 48,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán so với cuối ngày hôm qua.

Tại Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý, so với cuối ngày hôm qua, giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra, niêm yết giá mua và bán tương ứng ở mức 47,85 - 48,25 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu vẫn được giữ nguyên so với cuối ngày hôm qua, niêm yết ở mức 47,8 – 48,22 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Tại Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC tăng 100.000 đồng/lượng ở cả chiều mua và chiều bán so với cuối ngày qua, niêm yết ở mức 47,5 - 48,4 triệu đồng/lượng.

Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 23/4, giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất trong hơn một tuần qua, giữa lúc các nhà đầu tư kỳ vọng Mỹ sẽ đưa ra thêm các biện pháp kích thích khi lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 đã gây tổn thất cho nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như thị trường lao động của nước này.

Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.726,94 USD/ounce vào lúc 0 giờ 36 phút (ngày 24/4 theo giờ Việt Nam). Trước đó trong cùng phiên, giá kim loại quý này đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 14/4 là 1.738,58 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng tăng 0,4% lên 1.745,40 USD/ounce.

Ông David Meger, trưởng bộ phận giao dịch kim loại ở High Ridge Futures cho rằng, giá vàng nhận được sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích liên tiếp của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới. Đặc biệt, Hạ viện Mỹ ngày 23/4 đã thông qua một dự luật kích thích bổ sung trị giá 484 tỷ USD, nâng tổng chi phí hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ ứng phó với tác động từ đại dịch lên gần 3 nghìn tỷ USD.

Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, tại cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến tối 23/4, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý xây dựng một Quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trị giá hơn 1.000 tỷ euro

Vàng có xu hướng được hưởng lợi từ các biện pháp kích thích kinh tế của các nước kể từ khi kim loại quý này được coi là mặt hàng chống lạm phát và đồng tiền mất giá./.

Chuyên đề