Quy trình khử độc từ vũ khí hủy diệt hàng loạt của quân đội Mỹ

Quân đội Mỹ triển khai nhiều lực lượng, khí tài khác nhau để khử độc khi bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, hóa học hay sinh học.
Quy trình khử độc từ vũ khí hủy diệt hàng loạt của quân đội Mỹ

Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) gồm vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học có thể gây thiệt hại nặng nề cho quân đội Mỹ. Sau khi phát nổ, chúng còn lưu lại những tác nhân độc hại trong môi trường từ vài phút đến nhiều năm, khiến phương tiện, cơ sở hạ tầng và mặt đất trở nên nguy hiểm với binh sĩ.

Để đối phó với một cuộc tấn công bằng WMD, Mỹ phải triển khai lực lượng chuyên nghiệp để tẩy độc khu vực tiền tuyến, theo WATM.

Sau khi bị tấn công bằng WMD, Mỹ có rất ít lựa chọn khả thi để đối phó. Việc tẩy độc mất nhiều thời gian, cần huy động nhiều nguồn lực nhưng sẽ giúp tránh thương vong. Đội ngũ tẩy độc được huấn luyện kỹ sẽ phải đến khu vực mục tiêu để đánh giá thành phần loại WMD được sử dụng.
Họ cũng phải mang theo vũ khí và được huấn luyện chiến đấu như bộ binh thông thường nhằm đề phòng xảy ra các cuộc tấn công tiếp theo của đối phương.
Nhóm chuyên gia này sẽ báo cáo vị trí những khu vực bị ảnh hưởng và đánh giá thời gian dự kiến để mối đe dọa tự tiêu tan.
Mọi trang thiết bị trong khu vực bị ảnh hưởng đều phải được tẩy rửa sạch sẽ.
Việc loại bỏ các mối đe dọa từ WMD đòi hỏi nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau, nhưng chủ yếu là gột rửa bằng xà phòng và nước.
Tùy vào loại vũ khí đối phương sử dụng và mức độ nhiễm độc, kíp lái có thể tự tẩy rửa phương tiện hoặc phải gọi đội chuyên gia đặc biệt đến xử lý. Nhiều chất độc sinh học và hóa học bám vào những góc khuất, khiến việc khử độc rất khó khăn.
Bất kỳ sai sót nào trong quá trình khử độc đều nguy hiểm chết người, bởi chất độc sót lại có thể xâm nhập cơ thể và gây tử vong, thậm chí làm bùng phát dịch bệnh. Một trong những chất được Mỹ sử dụng phổ biến để khử độc là nhựa chuyên dụng trong bộ Tẩy độc hóa học M291 với khả năng hấp thụ nhiều hóa chất và khiến chúng tiêu tan.
Phi công bay qua vùng nhiễm độc nguy hiểm cần được khử độc toàn diện. Các thành viên tổ lái đều phải cách ly với nhau cho tới khi hoàn tất quá trình này.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong quá trình này là phòng ngừa tái nhiễm. Những người tham gia khử độc đều phải rửa sạch theo quy trình từ đầu tới chân.

Chuyên đề