#quy hoạch tỉnh
Bản đồ Quy hoạch thành phố Đà Nẵng

7 nhóm vấn đề cần lưu ý khi triển khai lập, hoàn thiện quy hoạch tỉnh

(BĐT) -  Văn phòng Chính phủ vừa thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về Cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 21/10/2023. Trong đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tới 7 nhóm vấn đề hiện nay mà đa số các địa phương còn vướng mắc khi triển khai lập, hoàn thiện quy hoạch tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thông qua 2 quy hoạch tỉnh Quảng Trị và Gia Lai

(BĐT) - Cuối tuần qua, Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh tổ chức 2 phiên họp thẩm định quy hoạch tỉnh Quảng Trị và tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tỉnh Quảng Trị: Đầu tư tập trung để phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa

Quy hoạch tỉnh Quảng Trị: Đầu tư tập trung để phát triển, tạo hiệu ứng lan tỏa

(BĐT) - Nằm “kẹt” giữa Thừa Thiên Huế, Quảng Bình - những địa phương có rất nhiều lợi thế phát triển, Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần có cách tiếp cận riêng, tạo dựng được những hướng đi khác biệt, phát triển du lịch theo hướng riêng có gắn với văn hóa tâm linh từ các di tích lịch sử cách mạng; phát triển mở rộng khu vực Đông Hà theo hướng mở trục động lực ven biển, bám theo hành lang kinh tế Đông - Tây, từ đó phát triển lan tỏa ra các vùng khác.
Bình Định khát vọng trở thành tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung

Bình Định khát vọng trở thành tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung

(BĐT) - Bình Định đang đặt ra khát vọng trong 5 - 10 năm tới sẽ vươn lên trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Để thực hiện khát vọng này, nhiều tư duy mới, tầm nhìn mới định hình các giá trị mới cho Bình Định đã được đưa ra trong Quy hoạch Tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu trở thành địa phương mạnh về kinh tế biển

Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu trở thành địa phương mạnh về kinh tế biển

(BĐT) - Tại Dự thảo Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, gia nhập nhóm tỉnh phát triển khá của cả nước; trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển, năng động, hiệu quả, từng bước hiện đại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước trên cơ sở phát triển trung tâm sản xuất năng lượng sạch, trung tâm sản xuất tôm giống, sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm thương phẩm của ĐBSCL và cả nước.
Quy hoạch TP. Hải Phòng: Cần lộ trình rõ ràng để phát triển nhanh và bền vững

Quy hoạch TP. Hải Phòng: Cần lộ trình rõ ràng để phát triển nhanh và bền vững

(BĐT) - Quy hoạch TP. Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đánh giá được điểm nghẽn nào đang cản trở sự phát triển của Thành phố, đưa ra được định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, phân bổ nguồn lực không gian để Thành phố có lộ trình rõ ràng nhất cho phát triển nhanh và bền vững.
Quy hoạch tỉnh Hải Dương: Cần khơi thông nguồn lực để tăng tốc nhanh hơn

Quy hoạch tỉnh Hải Dương: Cần khơi thông nguồn lực để tăng tốc nhanh hơn

(BĐT) - Hải Dương là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên các hành lang kinh tế, giao thông phát triển đồng bộ, nhưng Tỉnh vẫn chưa có được sự bứt phá trong phát triển kinh tế. Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần tìm ra các điểm nghẽn, cản trở tới phát triển của Tỉnh trong thời gian qua, từ đó làm sao khơi thông, giải phóng các nguồn lực để có thể tăng tốc nhanh trong thời gian tới.
Ảnh: Nguyễn Hiếu

Thanh Hóa xác lập vị thế mới

(BĐT) - Là 1 trong 4 tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa đặt mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Hòa Bình: Cần tư duy đột phá, táo bạo trong phát triển

Hòa Bình: Cần tư duy đột phá, táo bạo trong phát triển

(BĐT) - Thời gian qua, Hòa Bình đã đạt được một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, nhưng cần phải thấy rằng sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Do vậy, Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 cần có yếu tố mới, tư duy đột phá, thậm chí phải có những tính toán táo bạo hơn để phát triển nhanh, bền vững.
Quảng Ngãi: Khát vọng bứt phá

Quảng Ngãi: Khát vọng bứt phá

(BĐT) - Định hình không gian, tầm nhìn phát triển thể hiện qua cấu trúc 4 hành lang kinh tế chiến lược và 6 không gian kinh tế động lực tại Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Ngãi sẽ từng bước thực hiện khát vọng bứt phá, trở thành hạt nhân tăng trưởng Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chủ trì Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Đức Trung

2 sứ mệnh lớn đặt lên vai tỉnh Đắk Lắk

(BĐT) - Vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Tây Nguyên đã đặt lên vai Đắk Lắk 2 sứ mệnh lớn, đó là phải phát triển kinh tế hài hòa với văn hóa (mang đặc thù riêng của vùng Tây Nguyên), xã hội, môi trường, quốc phòng an ninh; cùng với đó, phải xác định vai trò sẽ là “bệ đỡ” cho cả Vùng. 
Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Đức Trung

Tây Ninh: Đã đến lúc không thể đi theo tốc độ bình thường

(BĐT) - Tây Ninh được định hướng trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng và cả nước. Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhận định, Tỉnh xác định đã đến lúc không thể đi theo tốc độ bình thường mà phải có thay đổi với tư duy đột phá, tận dụng ưu thế địa phương để chuyển thành động lực tăng trưởng và phát triển cho Tỉnh và cả vùng.
Toàn cảnh Phiên họp thẩm định hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Đức Trung

Quy hoạch tỉnh Hà Nam: Phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035

(BĐT) - Ngày 14/4, Quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua để chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch sau khi được Chính phủ phê duyệt sẽ tạo đà cho Hà Nam đạt được nhiều mục tiêu cao hơn trong thời gian tới.
Cơ cấu định hướng không gian đến năm 2050 trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long: Cần dấu ấn, đột phá hơn nữa trong phương án phát triển

(BĐT) - Vĩnh Long là một trong ba tỉnh của vùng duyên hải phía Đông được thiên nhiên ưu đãi; do vậy, theo một số chuyên gia, mục tiêu quy hoạch Tỉnh trong thời gian tới là trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, công nghiệp chế biến - chế tạo công nghệ cao, du lịch, dịch vụ logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước là định hướng phù hợp. Tuy nhiên, phương án phát triển các lĩnh vực này cần có dấu ấn, đột phá hơn nữa so với tình hình phát triển hiện tại.
Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh tổ chức họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Đức Trung

Đưa Vĩnh Long trở thành một trong những trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(BĐT) - Bối cảnh lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long có thuận lợi lớn khi có nhiều nghị quyết đã xác định rất rõ về vị trí, vai trò của tỉnh Vĩnh Long đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước. Do vậy, khi xây dựng Quy hoạch, Vĩnh Long cần phải đưa được các phương án tạo động lực phát triển để xứng tầm là một trong những trung tâm động lực của Vùng.
Quy hoạch tỉnh Ninh Bình: Xây “tầm nhìn” tương xứng với vị thế và tiềm năng

Quy hoạch tỉnh Ninh Bình: Xây “tầm nhìn” tương xứng với vị thế và tiềm năng

(BĐT) - Cần thể hiện một cách cô đọng nhất khát vọng phát triển tỉnh Ninh Bình đến năm 2050, nghiên cứu thấu đáo hơn để có được “tầm nhìn” tương xứng với vị thế và tiềm năng của Ninh Bình. Ngoài ra, xem xét tính khả thi khi xây dựng Ninh Bình là một “cực tăng trưởng” của tứ giác phát triển trong điều kiện GRDP bình quân đầu người chỉ bằng 1 nửa mức bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).