#Quy hoạch
Xây dựng tỉnh Lạng Sơn thành trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, thành phố cửa khẩu "xanh" tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: internet)

Quy hoạch Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, là cực tăng trưởng, cầu nối kinh tế, thương mại

(BĐT) - Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt với mục tiêu sẽ xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, là "cầu nối" ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

(BĐT) - Chiều 11/3, Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đã tổ chức Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo nhiều ý kiến của Hội đồng, để đạt tầm vóc mới trong mục tiêu và khát vọng phát triển, Bình Dương cần trở thành điểm sáng về công nghệ sáng tạo, công nghệ cao, tham gia sâu rộng vào các chuỗi cung ứng toàn cầu; cần xác định rõ vị thế, vai trò của Bình Dương trong mối tương quan, liên kết phát triển.
Ảnh Internet

Đến năm 2030, Ninh Bình sẽ trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 4/3/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Ninh Bình là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ.
Phiên họp của Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đối với Quy hoạch TP. Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: MPI

Quy hoạch TP. Hà Nội: Tạo hiệu ứng lan tỏa, cực tăng trưởng phát triển của vùng và cả nước

(BĐT) -  Muốn phát triển vững mạnh, trong bản quy hoạch lần này, TP. Hà Nội cần phải có cách tiếp cận mới, tư duy mới, mở rộng tầm nhìn phát triển và đưa ra lộ trình thực hiện rõ ràng. Phát triển phải có trọng tâm, trọng điểm; dựa trên liên kết vùng để tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế và tương xứng với vị trí, cực tăng trưởng phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức sáng 18/2/2024 tại Hà Giang (Ảnh: MPI)

Hà Giang bứt phá, tạo không gian, động lực, các giá trị mới cho phát triển

(BĐT) - Sáng 18/2, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Quy hoạch Tỉnh thể hiện sự bứt phá, có tác động lan tỏa đối với tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, tạo ra tiềm năng mới, không gian mới, động lực mới và các giá trị mới.
Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Đức Trung

Quy hoạch Đồng Nai trở thành cực tăng trưởng quan trọng, đi đầu trong phát triển công nghiệp giá trị cao

(BĐT) - Tại Dự thảo Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này định hướng sẽ trở thành một trong những cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao, đầu mối giao thương quốc tế, du lịch vụ dịch vụ gắn với văn hóa tâm linh và đô thị đẳng cấp quốc tế, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, hoàn thành mục tiêu phát thải trung tính “Net-Zero 2050”.
Hội thảo Tham vấn ý kiến đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tham vấn ý kiến hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(BĐT) - Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế của cả nước; đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước. Quy hoạch Thủ đô hoàn thành sẽ là công cụ pháp lý đặc biệt quan trọng để các cấp chính quyền thành phố Hà Nội lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển.
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh)

Tây Ninh sẽ trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế

(BĐT) - Đến năm 2030, mục tiêu được đặt ra cho Tây Ninh là trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, đến năm 2050 trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế. 
Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình ở xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (ảnh minh họa)

Đưa Thái Bình trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng của Đồng bằng sông Hồng

(BĐT) - Đặt mục tiêu trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp, năng lượng của vùng Đồng bằng sông Hồng, Thái Bình sẽ khuyến khích đầu tư phát triển các ngành có thế mạnh và có thể tạo đột phá cho sự phát triển của Tỉnh như: năng lượng; cơ khí chế biến, chế tạo; công nghiệp công nghệ cao; điện - điện tử; chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản…
Cuộc họp trực tuyến Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn đến 2050 vào chiều 21/12. Ảnh VOV

Tìm ra giá trị khác biệt, xây dựng chiến lược vùng Trung du và miền núi phía Bắc phát triển bền vững

(BĐT) - Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến Hội đồng Thẩm định Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050 vào chiều 21/12 với sự tham gia của các đại diện các bộ, ngành, lãnh đạo UBND 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học tham gia phản biện.
Hòa Bình đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%/năm. Ảnh: Internet

Hòa Bình sẽ phát triển công nghiệp là động lực, du lịch là mũi nhọn, nông nghiệp là nền tảng

(BĐT) - Hòa Bình đạt trình độ phát triển khá, có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm dẫn đầu vùng trung du và miền núi phía Bắc, có nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, năng lực cạnh tranh của Tỉnh thuộc tốp khá của cả nước. Đây là mục tiêu được đặt ra đến năm 2030 tại Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1648/QĐ-TTg ngày 20/12/2023.
Ảnh minh họa

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ: Mang theo tư duy đổi mới, đột phá trong liên kết phát triển

(BĐT) - Sáng 15/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch phải mang theo tư duy đổi mới, đột phá với sự liên kết giữa các quy hoạch chuyên ngành, địa phương chứ không phải là "phép cộng cơ học".
TP. Vị Thanh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng đến năm 2030

(BĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch, mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ; có các vùng động lực về kinh tế, công nghiệp, đô thị hiện đại...