#quy hoạch
Ảnh Internet

Lai Châu tập trung phát triển kinh tế biên mậu, du lịch gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc

(BĐT) - Đến năm 2030, cơ cấu kinh tế của tỉnh Lai Châu sẽ chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng đóng góp của ngành dịch vụ, tập trung phát triển kinh tế biên mậu và du lịch gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng địa phương…
Ảnh Internet

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới

(BĐT) - Đến năm 2030, Hải Phòng sẽ trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước. Tầm nhìn đến năm 2050 là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với 3 trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển - logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế.
Đến năm 2050, Cần Thơ là thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại mang đậm bản sắc sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh Internet

Quy hoạch TP. Cần Thơ thành cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô

(BĐT) - Quy hoạch TP. Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký phê duyệt, định hướng đưa địa phương này trở thành cực tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô.
Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai chiều ngày 1/12. Ảnh: Đức Trung

“Mở đường”, chủ động kiến tạo phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(BĐT) - Chiều 1/12, Hội nghị Hội đồng Điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ hai đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng và Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 106/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, trình thẩm định. Ảnh: Lê Tiên

Sớm có quy hoạch để từng ngành, từng địa phương vững tiến

(BĐT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, hiện các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành việc lập, trình thẩm định, thẩm định hoặc phê duyệt đối với 106/111 quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia (chiếm 95,4%), trong đó có 36 quy hoạch đã được phê duyệt. Với tiến độ như hiện nay, số lượng các quy hoạch được phê duyệt sẽ tăng nhanh trong tháng 11 và 12/2023, tạo tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Ảnh Internet

Tầm nhìn đến năm 2050, Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia

(BĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1289/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đề ra mục tiêu đến năm 2030, Kiên Giang là tỉnh có chất lượng sống cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm kinh tế biển của quốc gia. Các thành phố Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội sáng ngày 6/11

Tiến độ lập quy hoạch đang được đẩy nhanh

(BĐT) - Công tác quy hoạch thực hiện theo Luật Quy hoạch lúc đầu có vướng mắc, nhưng sau khi có Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội thì các vướng mắc đã được giải quyết, tiến độ lập quy hoạch đã được đẩy nhanh hơn. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 6/11.
Ảnh Internet

Triển khai Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh: Ưu tiên đầu tư dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa

(BĐT) - Với các dự án đầu tư công triển khai trong thời kỳ Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, sẽ ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế; hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại ba vùng động lực để hút các nguồn vốn đầu tư.
Quảng Nam định hướng trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Nam định hướng trở thành cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên

(BĐT) - Sau thời gian phát triển đột phá, kinh tế Quảng Nam đã bộc lộ các điểm yếu, dễ bị tổn thương. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh Trần Quốc Phương nhấn mạnh, Quy hoạch tỉnh lần này là cơ hội quý để Quảng Nam rà soát, đánh giá rõ thực trạng phát triển, xác định cụ thể các điểm nghẽn, từ đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giúp Tỉnh phát triển nhanh, bền vững trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn: "Cầu nối" quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại Việt Nam - Asean - Trung Quốc

Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn: "Cầu nối" quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại Việt Nam - Asean - Trung Quốc

(BĐT) - Được ví như “điểm nút” của giao lưu kinh tế giữa nhiều địa phương trong nước với Trung Quốc qua 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu song phương và nhiều cửa khẩu/lối mở kết nối khác, trong Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Lạng Sơn cần định hướng rõ nét, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực để khai thác, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý này, giúp hiện thực hóa khát vọng vươn lên của Tỉnh.