Nhóm FANG mất 137 tỷ USD vốn hóa trong một ngày

Trong đó, Facebook mất 41 tỷ USD vốn hóa và Google mất 52 tỷ USD...
Facebook, Amazon, Neflix và Google thường được giới đầu tư ở Phố Wall gọi chung là nhóm FANG, nhóm cổ phiếu công nghệ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Facebook, Amazon, Neflix và Google thường được giới đầu tư ở Phố Wall gọi chung là nhóm FANG, nhóm cổ phiếu công nghệ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Loạt tít báo về điều tra chống độc quyền đối với Facebook và Google đã khiến nhóm cổ phiếu công nghệ FANG đình đám của Mỹ mất 137 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường trong phiên giao dịch ngày thứ Hai.

Theo hãng tin Bloomberg, giá trị vốn hóa của Facebook sụt giảm khoảng 41 tỷ USD sau khi nguồn thạo tin nói rằng Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã đạt một thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ mà theo đó, FTC sẽ tiến hành điều tra để xác định xem liệu các hoạt động của mạng xã hội lớn nhất thế giới có gây cản trở cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Chốt phiên, cổ phiếu Facebook sụt 7,5%, đánh dấu cú giảm mạnh nhất kể từ hôm 26/7 năm ngoái.

Alphabet, công ty mẹ của công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google, mất 52 tỷ USD vốn hóa sau khi có tin Bộ Tư pháp Mỹ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc điều tra chống độc quyền đối với công ty này. Với mức giảm 6%, cổ phiếu Alphabet rớt xuống mức thấp nhất kể từ ngày 3/1.

Dù không trực tiếp bị FTC và Bộ Tư pháp Mỹ nhằm vào, hai "ông lớn" còn lại trong nhóm FANG là Netflix và Amazon cũng chứng kiến cổ phiếu bị bán mạnh.

Trong đó, cổ phiếu hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới sụt 4,7%, gây thiệt hại 41 tỷ USD giá trị vốn hóa. Cổ phiếu công ty cho thuê phim trực tuyến trượt 1,6%, gây mất 2,5 tỷ USD giá trị vốn hóa.

Facebook, Amazon, Neflix và Google thường được giới đầu tư ở Phố Wall gọi chung là nhóm FANG, nhóm cổ phiếu công nghệ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Hiện nay, các chính trị gia thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đều kêu gọi tăng cường giám sát đối với các công ty công nghệ và viễn thông khổng lồ như Alphabet và Facebook. Thậm chí, đã có những ý kiến cho rằng các công này cần phải bị chia nhỏ để không thể thao túng thị trường.

Đối với các nhà đầu tư, việc siết chặt quy chế giám sát đồng nghĩa với ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận và đặt ra sức ép giảm đối với giá cổ phiếu của các công ty công nghệ này - vốn là những cổ phiếu tăng vào hàng mạnh nhất thế giới trong những năm gần đây.

Chuyên đề