Mọi điều cần biết về cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại Anh?

Ngày 23/6 tới, nước Anh sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề quốc gia này nên ra đi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU). Dưới đây là mọi điều cần biết về Brexit – trường hợp nước Anh rời khỏi EU.
Mọi điều cần biết về cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại Anh?

Trưng cầu dân ý là gì?

Một cuộc trưng cầu dân ý đơn giản là một cuộc “bầu cử”, mà tại đó, những người thuộc độ tuổi được tham gia bầu cử sẽ đưa ra câu trả lời, thường là “Có” hoặc “Không”. Lựa chọn nào nhận được hơn một nửa số phiếu được xem là bên thắng cuộc.

Tại sao phải tổ chức trưng cầu dân ý?

Thủ tướng Anh David Cameron trong chiến dịch tranh cử đã hứa rằng, nếu ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015, đáp lại lời kêu gọi từ Đảng Bảo thủ và Đảng Độc lập, những người vốn không đồng ý với việc Anh tham gia EU từ năm 1975, ông sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề Brexit.

Câu hỏi tại cuộc trưng cầu dân ý này là gì?

“Nước Anh nên duy trì vị trí là một thành viên Liên minh châu Âu hay rời khỏi Liên minh châu Âu?”

Ai sẽ tham gia cuộc trưng cầu dân ý này?

Công dân Anh, Ai len và các lãnh thổ Anh tại hải ngoại trên 18 tuổi, sống tại Anh hoặc sống tại nước ngoài nhưng đã từng đăng ký tham gia bầu cử tại Anh trong vòng 15 năm qua đủ tư điểu kiện tham gia cuộc trưng cầu dân ý về Brexit.

Các thành viên thuộc Viện Qúy tộc (House of Lords) và công dân Bắc Ai len tại Gibraltar cũng đủ điều kiện tham gia trưng cầu dân ý, không giống như trong các cuộc bẩu cử khác.

Động thái gần đây nhất của Thủ tướng David Cameron liên quan tới Brexit?

Trong tháng 1 và tháng 2/2016, ông David Cameron đã tìm kiếm thỏa thuận với một số lãnh đạo EU về việc thay đổi một số điều khoản liên quan tới tình trạng thành viên của nước Anh.

Ông Cameron cho biết, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực ngay lập tức nếu người dân Anh quyết định duy trì vị trí là thành viên EU. Các điều khoản mới giúp nước Anh có một vị thế “đặc biệt” trong số 28 quốc gia thành viên EU và giúp giải quyết một số vấn đề mà người dân Anh chưa hài lòng khi thuộc khối này.

Các điểm chính của thỏa thuận này bao gồm:

Ích lợi cho trẻ em: Công nhận nhập cư vào Anh sẽ vẫn được phép gửi các khoản tiền về cho con em mình tại quê nhà, tuy nhiên, khoản tiền này phải ở mức phù hợp với mức sống thực tế tại địa phương đó, thay vì theo mức sống tại Anh như hiện tại.

Phúc lợi cho người nhập cư: Ông Cameron cho rằng, việc cắt giảm bớt một số phúc lợi mà những công nhân nhập cư (từ các quốc gia thành viên EU khác) nhận được tại Anh sẽ giảm đáng kể số lượng công dân châu Âu kéo tới Anh tìm việc làm, đặc biệt là với các công việc có thu nhập thấp.

Những người nhập cư tới nước Anh khi thỏa thuận này có hiệu lực sẽ không có quyền nhận được ưu đãi thuế thu nhập và các khoản phúc lợi khác ngay lập tức. Thay vào đó, các ưu đãi sẽ tăng lên phụ thuộc vào thời gian mà họ cư trú tại nước Anh, với một tỷ lệ nhất định.

Duy trì đồng bảng Anh: Ông Cameron khẳng định rằng, các quốc gia thành viên EU khác sẽ không có phản ứng trước việc nước Anh sử dụng một đồng tiền khác đồng euro. Các khoản tiền bằng bảng Anh được sử dụng tại các quốc gia châu Âu khác nếu gặp rắc rối gì sẽ được hoàn trả.

Bảo vệ London: Nước Anh có quyền bảo vệ London – trung tâm tài chính lớn nhất quốc gia khỏi các quy định mà EU muốn áp đặt lên nó.

Tự điều hành các giao dịch thương mại: Lần đầu tiên, nước Anh thẳng thắn lên tiếng về việc, quốc gia này không muốn tham gia vào “định hướng” tiến lại gần nhau hơn bao giờ hết của EU.

Ông Cameron cho biết, cần có một hệ thống “thẻ đỏ” mà quốc hội các quốc gia thành viên EU được quyền sử dụng, có thể ngăn cản các quy định không phù hợp của EU. Theo đó, nếu 55% quốc hội của các quốc gia thành viên EU bỏ phiếu phản đối một điều luật nào đó của EU, điều luật này sẽ được xem xét lại.

Qui tắc cho các chiến dịch kêu gọi sự ủng hộ?

Ủy ban Bầu cử Anh chịu trách nhiệm đảm bảo cuộc trưng cầu dân ý được diễn ra công bằng. Ủy ban này đã bổ nhiệm lãnh đạo các chiến dịch chính cho cả 2 phe ủng hộ ra đi và ở lại.

Các chiến dịch chính thức là “Vote Leave” (ra đi) và “Britain Stronger in Europe” (nước Anh mạnh hơn khi thuộc châu Âu) được phép chi tối đa 7 triệu bảng Anh cho việc vận động sự ủng hộ, với các hình thức được phép là phát thanh tuyên truyền, gửi mail quảng bá và tổ chức hội nghị.

Ai muốn nước Anh rời khỏi EU?

Theo các cuộc khảo sát mới nhất, người dân Anh vẫn bị chia rẽ bởi quyết định nên đi hay ở lại. Mặc dù vậy, có những thành phần đã thể hiện ý kiến rõ ràng.

Đảng Độc lập Anh, vốn đã tháng cuộc tài cuộc bầu cử gần đây nhất sau khi nhận gần 4 triệu phiếu bầu, đã và đang thực hiện các chiến dịch vận động ủng hộ nước Anh rời khỏi EU.

Một nửa thành viên Đảng Bảo thủ, bao gồm 5 bộ trường, cũng tỏ thái độ muốn nước Anh rời đi.

Ai muốn nước Anh ở lại EU?

Thủ tướng Anh David Cameron muốn nước Anh duy trì vị trí là thành viên EU và hiện tại ông không hề đơn độc. 16 thành viên nội các ủng hộ quan điểm này. Mặc dù nội bộ Đảng Bảo thủ bị chia rẽ về vấn đề Brexit, nhưng các đảng phái khác như Công Đảng, SNP, Plaid Cymru và Lib Dems đều muốn nước Anh tiếp tục ở lại EU.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, ông muốn nước Anh duy trì là thành viên EU và các quốc gia thành viên EU khác như Pháp và Đức cũng mong muốn như vậy. 

Chuyên đề