Góp 100 tỷ USD mỗi năm không đủ để chống biến đổi khí hậu

BĐT- Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) đã chính thức thông qua Thỏa thuận Paris.
Từ Anh, Mỹ đến Ấn Độ và Đức, tất cả các nhà lãnh đạo nước đều hoan nghênh thỏa thuận chống biến đổi khí hậu (Ảnh:vi.rfi.fr)
Từ Anh, Mỹ đến Ấn Độ và Đức, tất cả các nhà lãnh đạo nước đều hoan nghênh thỏa thuận chống biến đổi khí hậu (Ảnh:vi.rfi.fr)

Ngày 16/12 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã tổ chức họp báo thông báo về Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21), diễn ra tại Paris (Pháp) từ ngày 29/11 đến ngày 12/12/2015.

Sau 2 tuần diễn ra Hội nghị, đại diện 195 nước tham dự Hội nghị COP21 đã chính thức thông qua Thỏa thuận Paris. Đây là bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của LHQ suốt hơn 2 thập kỷ nhằm thuyết phục Chính phủ các nước hợp tác để giảm lượng khí thải ô nhiễm, hạn chế việc gia tăng nhiệt độ của Trái đất.

Theo Thỏa thuận Paris, các nước phát triển sẽ cung cấp nguồn lực tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng và giảm nhẹ phát thải. Mức đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm cho đến năm 2020 tiếp tục được khẳng định lại nhưng quan trọng hơn, Thỏa thuận Paris xem con số 100 tỷ USD này không đủ và đang kêu gọi tăng thêm. Đến năm 2025, dự kiến sẽ đưa ra được một con số cụ thể khác về đóng góp tài chính.

Tại Hội nghị COP21, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra cam kết mạnh mẽ của Việt Nam góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tuyên bố Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh toàn cầu giai đoạn 2016 - 2020…

Sự tham gia tích cực cũng như cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại Hội nghị COP21 đã được nhiều quốc gia chia sẻ và đánh giá cao, qua đó đóng góp thiết thực cho thành công của Hội nghị lịch sử.

Chuyên đề