#Quốc hội khóa XIV
TPP đã được ký kết tại New Zealand hồi tháng 2/2016.

Quốc hội chưa phê chuẩn TPP tại kỳ họp thứ 2

Chủ tịch nước chưa gửi tờ trình về phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vì thế nội dung này sẽ chưa được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.
Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV

Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng cho Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV

Tiếp tục chương trình làm việc của phiên họp thứ Ba, sáng 15/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XIV và dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. 
Ảnh Internet

Bộ luật Hình sự chỉ nên sửa những lỗi kỹ thuật

(BĐT) - Dự kiến, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016, Chính phủ sẽ xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS). Theo Nghị quyết số 144/2016/QH13 của Quốc hội thì dự án Luật này sẽ được trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

UB​TV Quốc hội khóa XIV​ xem xét một số nội dung quan trọng

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ đề xuất sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 của dự án Hồ Tả Trạch cho hợp phần bồi thường, di dân tái định cư và cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài năm 2016. 
Đề xuất lùi thời gian xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung về đầu tư, kinh doanh

Đề xuất lùi thời gian xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung về đầu tư, kinh doanh

(BĐT) - Tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định để giải quyết các vướng mắc về đầu tư, kinh doanh, tạo sự liên thông giữa các thủ tục đầu tư với các thủ tục về đất đai, xây dựng, đấu thầu, môi trường; thống nhất cách hiểu về “điều kiện kinh doanh”, đơn giản hóa và giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục đầu tư, trình Chính phủ ban hành trong tháng 7/2016.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm các thành viên Chính phủ

Phiên họp Chính phủ Thường kỳ Tháng 7, Phiên họp đầu tiên sau khi Kỳ họp thứ 1, Quốc hội Khóa XIV bầu Thủ tướng Chính phủ và phê chuẩn danh sách các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đã bắt đầu sáng 1/8 tại Trụ sở Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 
Kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính

Kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính

(BĐT) Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV đã bế mạc sau 8 ngày làm việc. Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những kết quả đạt được trong Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIV. 
Ông Nguyễn Chí Dũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ông Nguyễn Chí Dũng giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(BĐT) - Sáng ngày 28/7, Quốc hội tiến hành bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm 5 Phó Thủ tướng Chính phủ, 17 Bộ trưởng và 4 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo Tờ trình giới thiệu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Ảnh Internet

Chính phủ sẽ đưa nền kinh tế vượt khó

(BĐT) - Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV đang tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước ở Trung ương. Đánh giá về Chính phủ hiện tại vừa được thiết lập tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV tin rằng, Chính phủ hiện thời sẽ đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn, thách thức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc tạo sự đồng thuận của xã hội với các quyết sách của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Tập trung giám sát các vấn đề xã hội bức xúc

(BĐT) - Chia sẻ những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội trong khóa XIV tại cuộc gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí sáng ngày 23/7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, bên cạnh việc chú trọng đổi mới quy trình lập pháp, Quốc hội sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát việc thực thi của các cơ quan của Chính phủ đối với các vấn đề thu hút đầu tư, môi trường, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng…
Bà Kim Ngân lần thứ hai tuyên thệ nhậm chức

Bà Kim Ngân lần thứ hai tuyên thệ nhậm chức

Trong trang phục áo dài quen thuộc, Chủ tịch Quốc hội tái đắc cử thực hiện nghi thức tuyên thệ nhậm chức. Khác với buổi lễ cách đây gần 4 tháng, toàn thể đại biểu đứng nghiêm trang chứng kiến dưới hội trường.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá XIII được giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khoá XIV. Ảnh: Việt Dũng

Công bố kết quả bầu Chủ tịch Quốc hội khóa XIV

(BĐT) - Hôm nay (ngày 22/7), Quốc hội công bố kết quả kiểm phiếu, thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, 4 Phó Chủ tịch Quốc hội và 13 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) khóa XIV. Ngay sau khi Nghị quyết được thông qua, Chủ tịch Quốc hội khóa XIV tuyên thệ nhậm chức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày Tờ trình về dự kiến nhân sự Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Trình nhân sự Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, sáng 21/7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình về dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các đại biểu Quốc hội nâng cao chất lượng quyết định các dự án đầu tư quan trọng, nhạy cảm. Ảnh: Nhật Bắc

Kiện toàn nhân sự cấp cao của Quốc hội khóa XIV

(BĐT) - Chiều ngày 20/7, Quốc hội tiếp tục làm việc và bàn về công tác nhân sự. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nghe Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Thị Kim Ngân trình bày Tờ trình về số Phó Chủ tịch, số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và tiến hành thảo luận.
Kỳ họp thứ nhất khóa XIV tạo tiền đề cho hoạt động của Quốc hội trong cả nhiệm kỳ. Ảnh: Lê Tiên

Khai mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV

(BĐT) - Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIV dự kiến diễn ra trong 8 ngày, từ ngày 20/7 - 29/7. Trước đó, vào chiều ngày 19/7, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức Họp báo giới thiệu về chương trình dự kiến của Kỳ họp.
Nhiều công dân muốn tố cáo hành vi tham nhũng nhưng còn ngần ngại vì sợ bị trù dập. Ảnh minh họa

Bổ sung nhiều quy định phòng, chống tham nhũng

(BĐT) - Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vừa được Thanh tra Chính phủ phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại TP.HCM ngày 18/7.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất 4 nội dung giám sát chuyên đề năm 2017. Ảnh: Phương Hoa

Giám sát việc bổ nhiệm vào cuối nhiệm kỳ

(BĐT) - “Cứ cuối nhiệm kỳ lại ồ ạt bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển từ chỗ này sang chỗ khác không đúng quy trình, không đúng trách nhiệm. Chuyên đề này xứng đáng giám sát tối cao”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh và nhất trí lựa chọn chuyên đề cải cách hành chính nhà nước để đưa vào chương trình giám sát của Quốc hội khóa XIV.
Hầu hết các nghị định về điều kiện kinh doanh đang được soạn thảo không gửi lấy ý kiến doanh nghiệp. Ảnh: Quang Tuấn

Lo ngại “nâng cấp” điều kiện kinh doanh

(BĐT) - Ngày 1/7 đang đến gần, thời điểm các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) không phù hợp với Luật Đầu tư 2014 sẽ hết hiệu lực. Các bộ, cơ quan ngang bộ đang đồng loạt gấp rút trình Chính phủ các nghị định về ĐKKD (sửa đổi các ĐKKD hiện hành; ĐKKD mới). Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp đang rất lo lắng và quan ngại về chất lượng của các nghị định xuất phát từ việc nâng cấp cơ học, sao chép thông tư thành nghị định.