Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet |
Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án triển khai theo các hình thức hợp đồng này chưa quy định về cách xác định lưu lượng phương tiện qua trạm thu phí. Bên cạnh đó, do chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chưa đầy đủ, nên việc xác định một số chỉ tiêu trong phương án tài chính của các nhà đầu tư chỉ dựa trên kết quả khảo sát thực tế ngắn ngày của các đơn vị tư vấn hoặc tham khảo các hợp đồng tương tự đã thực hiện.
Cụ thể, tại Dự án Mở rộng Quốc lộ 1 đoạm Km597+549 - Km 605+000 đoạn Km617+000 - Km641+000 tỉnh Quảng Bình (BOT), việc xác định lưu lượng phương tiện xe qua trạm thu phí chỉ căn cứ theo kết quả khảo sát thực tế 2 ngày của đơn vị tư vấn.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy, một số dự án BOT, BT có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư trên tổng số đầu tư thấp hơn cam kết như: Dự án Cải tạo, nâng cấp QL18, đoạn thị xã Uông Bí - TP. Hạ Long (BOT); Dự án Khôi phục, cải tạo QL20 đoạn Km0+00 - Km123+105,17 trên địa phận Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng (BT).
Đáng chú ý, kết quả kiểm toán của KTNN còn phát hiện khoảng cách giữa một số trạm thu phí BOT chưa hợp lý như khoảng cách từ Trạm thu phí của Dự án Mở rộng QL1 đoạn Km 597+549 - Km605+000 và đoạn Km 617+000 - Km 641+000 tỉnh Quảng Bình đến Trạm thu phí Hầm Đèo Ngang chỉ là 10km.