Phát hiện hơn 10.000 cơ sở vật tư nông nghiệp vi phạm

Theo Bộ NN&PTNT, kết quả báo cáo từ 59 địa phương cho thấy, thời gian qua, 59 địa phương đã tiến hành thanh tra 49.451 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó phát hiện 10.165 cơ sở vi phạm.
Công tác thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp của cơ quan quản lý cấp địa phương chủ yếu theo kế hoạch nên hiệu quả chưa cao. Nguồn: Internet
Công tác thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp của cơ quan quản lý cấp địa phương chủ yếu theo kế hoạch nên hiệu quả chưa cao. Nguồn: Internet

Công tác thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp của cơ quan quản lý cấp địa phương chủ yếu theo kế hoạch nên hiệu quả chưa cao. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết: Trong năm 2015, Bộ NN&PTNT giao cho Thanh tra Bộ tiến hành kế hoạch thanh tra chuyên đề về an toàn vệ sinh thực phẩm, trọng tâm là thanh tra vật tư nông nghiệp, trong đó bao gồm cả phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, hóa chất, kháng sinh… 

Mới đây, kết quả báo cáo từ 59/63 địa phương gửi về Bộ NN&PTNT cho thấy: 59 địa phương đã tiến hành thanh tra 49.451 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, trong đó phát hiện 10.165 cơ sở vi phạm. 

Một số vấn đề bức xúc qua thanh tra là vi phạm trong lĩnh vực phân bón và thức ăn chăn nuôi. Việc thanh, kiểm tra vật tư nông nghiệp được Bộ NN&PTNT rất quan tâm và triển khai quyết liệt, tình hình vi phạm đã giảm, song chưa đáp ứng yêu cầu. 

“Một trong những lý do dẫn tới hạn chế trong công tác thanh tra là các địa phương hàng năm có ban hành kế hoạch thanh tra nhưng chủ yếu thanh tra theo kế hoạch. Giữa năm 2015, chúng tôi đã chỉ đạo các tỉnh dành ít nhất 30-50% để thanh tra đột xuất nhờ đó thấy hiệu quả hơn, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm. Có thể nói các địa phương đã có sự vào cuộc nhưng cũng chưa thực sự thường xuyên, có tỉnh quyết liệt, có tỉnh chưa”, ông Việt nhấn mạnh. 

Theo ông Việt,  trong  năm 2016, Bộ NN&PTNT tiếp tục xác định thanh, kiểm tra vật tư nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm. Trước đây, một trong những điểm nổi cộm khiến cơ quan chức năng e ngại trong xử lý các vi phạm, điển hình là vi phạm trong sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là  mức phạt chưa đủ sức răn đe. 

Trong Luật Hình sự hiện hành, tại Điều 155, để chứng minh được là vi phạm rất khó cho nên tỷ lệ số vụ vi phạm về chất cấm trong chăn nuôi bị đưa ra xét xử hình sự rất ít. 

Tuy nhiên, ông Việt đánh giá, Luật Hình sự mới được Quốc hội thông qua, tại Điều 317 có quy định các tổ chức, cá nhân tổ chức, kinh doanh buôn bán, sử dụng chất cấm, chỉ cần có hành vi là có thể hình thành tội phạm.  Từ ngày  1-7-2016, khi Luật Hình sự mới có hiệu lực thì dự kiến sức răn đe sẽ lớn hơn. 

"Từ giờ tới Tết Nguyên đán Bính Thân, Bộ NN&PTNT sẽ xem xét loại sản phẩm nào người dân tiêu thụ nhiều như giò chả, giá đỗ… thì tăng cường lấy mẫu, giám sát, đánh giá. Đặc biệt, từ giờ đến cuối năm không thanh kiểm tra theo kế hoạch. Thanh tra các đơn vị như Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Cục Thú ý,.. cũng phối hợp với các đơn vị bên Bộ Y tế đẩy mạnh công tác tiến hành kiểm tra liên ngành”, ông Việt nói.

Chuyên đề