#Nợ xấu
Ảnh Internet

Mua bán nợ xấu không dễ

(BĐT) - Kể từ khi Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực, Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) cùng với các TCTD đã được tạo điều kiện khá thuận lợi trong việc mua bán nợ theo cơ chế và giá thị trường. 
Sau 5 năm triển khai Chương trình Kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng đã giải ngân cho vay 44.183 khách hàng với số tiền lên đến 761.805 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Doanh nghiệp không lo thiếu vốn

(BĐT) - Chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (Chương trình) được triển khai vào tháng 7/2012 tại TP.HCM trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ xấu “như cục máu đông”. 
Nhiều trường hợp, giá thị trường của tài sản bảo đảm thấp hơn so với giá khởi điểm khi đấu giá. Ảnh: Lê Tiên

Có tài sản bảo đảm vẫn khó thu hồi vốn

(BĐT) - Đối với hoạt động tín dụng, tài sản bảo đảm (TSBĐ) được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, bảo đảm ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ. 
Air Mekong - con nợ lớn của ACV đã chính thức bị khai tử khỏi thị trường hàng không

Air Mekong ngừng bay, ACV gánh nợ xấu

(BĐT) - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất từ 1/4/2017 đến 30/6/2017. Khoản nợ gần 26 tỷ đồng phát sinh từ hợp đồng cung cấp dịch vụ cất/hạ cánh, bãi đỗ… của Hãng hàng không Air Mekong đã được ACV đưa vào trong danh sách nợ xấu.
Một trong những vướng mắc lớn nhất trong xử lý nợ xấu thời gian vừa qua là xử lý tài sản đảm bảo. Ảnh: Gia Khoa

Xử lý nợ xấu, nhiều bộ, ngành vào cuộc

(BĐT) - Ngay sau khi Chính phủ ban hành Chỉ thị triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), ngày 21/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Ngân hàng Nhà nước chỉ giảm lãi suất cho vay ở các lĩnh vực ưu tiên, không để dòng vốn đổ vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao. Ảnh: Nam Hoài

Giảm lãi suất, hướng tới mục tiêu tăng trưởng

(BĐT) - Ngày 7/7, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/7/2017.
Ảnh Internet

DATC than khó khi mua bán nợ xấu

(BĐT) - Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa có báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất.
Để tăng trưởng cao phải thúc đẩy 3 yếu tố quan trọng là tiêu dùng, xuất nhập khẩu và đầu tư. Ảnh: Lê Tiên

Nhận diện lực cản tăng trưởng

(BĐT) - Vì đâu tăng trưởng thấp, làm sao để kéo tăng trưởng đi lên là những vấn đề được đưa ra bàn luận khá nhiều tại các diễn đàn kinh tế trong thời gian gần đây. 
Để thúc đẩy tăng trưởng cần tăng tổng cầu của nền kinh tế với giải pháp cụ thể là tăng tín dụng đầu tư và tín dụng cho tiêu dùng. Ảnh: Lê Tiên

Có căn cứ để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%

(BĐT) - Tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội cuối tuần qua, nhiều đại biểu Quốc hội thể hiện sự ủng hộ đối với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay của Chính phủ.
Ảnh Internet

Cách nào dùng ngân sách xử lý nợ xấu?

(BĐT) - Tính đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý chiếm khoảng 5,8%. Nếu tính toàn bộ các khoản nợ về bản chất là nợ xấu thì khoảng 10,08%. 
VAMC đã cùng các tổ chức tín dụng quyết liệt xử lý nợ xấu, nhưng mới xử lý được 14,5%, còn 85,5% vẫn tồn đọng. Ảnh: Hoài Nam

Nợ xấu phải được xử lý tận gốc

(BĐT) - Giải pháp nào để xử lý tận gốc “cục máu đông” nợ xấu là vấn đề nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận sáng ngày 7/6 về Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Xử lý được nợ xấu, đủ tiền xây 3 sân bay Long Thành

Xử lý được nợ xấu, đủ tiền xây 3 sân bay Long Thành

(BĐT) - Cho ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sáng 7/6, đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thắng, đoàn Hà Nội cho rằng nếu có biện pháp xử lý được 600.000 tỷ đồng nợ xấu nội bảng và tiềm ẩn có thể đủ xây dựng được 3 sân bay Long Thành.
Ảnh Internet

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì về nợ xấu?

(BĐT) - Từ năm 2011 đến năm 2016, báo cáo với Quốc hội, theo thống kê của Bộ Công an, các cơ quan điều tra của Bộ Công an, không bao gồm công an các địa phương, đã phát hiện và khởi tố điều tra 95 vụ án kinh tế xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng và đã khởi tố bị can khoảng gần 200 cán bộ ngân hàng.
Xử lý tài sản bảo đảm đang là điểm nghẽn của việc giải quyết nợ xấu. Ảnh: Lê Tiên

Gỡ nợ xấu để có thêm nguồn lực tăng trưởng

(BĐT) - Tại phiên thảo luận ở tổ vào buổi làm việc cuối cùng của tuần qua, các đại biểu Quốc hội đồng thuận về việc cần thiết phải có Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. 
Ảnh Internet

Nợ xấu nhiều ngân hàng tăng

(BĐT) - Thống kê của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) từ 10 ngân hàng bao gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB Bank, VIB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, Kienlongbank, BacABank tính đến hết quý I/2017 cho thấy, tổng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của nhóm ngân hàng này là 50.695 tỷ đồng, tăng 6% so với thời điểm cuối năm ngoái.
VAMC có thể được giảm giá khởi điểm của khoản nợ xấu sau 1 lần đấu giá không thành công. Ảnh: Nhã Chi

Quy định xác định giá khởi điểm của nợ xấu khi đấu giá

(BĐT) - Theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khoản nợ xấu và việc thành lập Hội đồng Đấu giá nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu đối với khoản nợ xấu và TSBĐ của khoản nợ xấu có giá trị lớn.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam xác định, dư nợ tại Chi nhánh Minh Hải theo kiểm tra đầu năm 2010 là 1.173 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Buông lỏng quản lý, VDB thiệt hại nghìn tỷ

(BĐT) - Sáng 27/2, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã đưa vụ án nghiêm trọng gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) – Chi nhánh Minh Hải ra xét xử. Bên cạnh sai phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Chi nhánh, trách nhiệm kiểm tra, giám sát của VDB cũng là vấn đề cần quan tâm.
Phát triển thị trường chứng khoán là nhiệm vụ trọng tâm của ngành tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế

Khơi dòng chảy đầu tư tư nhân

(BĐT) - Tài chính là một trong những nội dung trọng tâm của tái cấu trúc nền kinh tế. Với hai kênh dẫn vốn để phát triển nền kinh tế là chứng khoán và tín dụng ngân hàng, vận hành hiệu quả thị trường vốn được xem là một trong những giải pháp để huy động đầu tư tư nhân.