Ngày 27/8/2020, đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu tại tỉnh Tuyên Quang

0:00 / 0:00
0:00
(BĐT) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang thông báo bán đấu giá tài sản vào ngày 27/8/2020 do Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang ủy quyền như sau:

1. Tổ chức đấu giá tài sản: Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản. Địa chỉ: Số 06, Đường Chiến Thắng Sông Lô, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

2. Đơn vị có tài sản đấu giá: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang. Địa chỉ: Số 110, đường Nguyễn Văn Cừ, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

3. Tài sản đấu giá, giá khởi điểm, tiền đặt trước, tiền hồ sơ:

Gỗ nhóm I đến nhóm III tịch thu theo quy định của pháp luật, gồm 02 lô:

(Bước giá nêu trên được áp dụng để đấu giá trong trường hợp có từ 02 người trở lên cùng trả cao nhất thì ngay tại buổi công bố giá đấu giá viên điều hành tổ chức đấu giá tiếp giữa những người trả giá cao nhất)

Tiền đặt trước: Nộp vào tài khoản số 8106.2010.02558 của Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản mở tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh thành phố Tuyên Quang từ ngày 24/8/2020 đến 16 giờ 00 phút ngày 26/8/2020.

4. Nộp hồ sơ, xem tài sản, đăng ký đấu giá, hình thức đấu giá

- Niêm yết công khai từ ngày 12/8/2020; xem trực tiếp tài sản từ ngày 19/8/2020 đến ngày 20/8/2020 tại nơi có tài sản (Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR; Hạt Kiểm lâm thành phố Tuyên Quang, hạt Kiểm lâm các huyện: Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Lâm Bình, Yên Sơn; Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng: Cham Chu, Tân Trào, Na Hang).

- Bán hồ sơ từ ngày 12/8/2020 đến 15 giờ 30 phút ngày 24/8/2020; tiếp nhận đăng ký tham gia đấu giá từ ngày 12/8/2020 đến 16 giờ 00 phút ngày 24/8/2020 trực tiếp tại Trung tâm.

- Hình thức đấu giá: Bằng phương thức trả giá lên với hình thức bỏ phiếu gián tiếp.

+ Phiếu trả giá được gửi qua đường bưu chính bằng hình thức chuyển phát nhanh, chậm nhất đến 11 giờ 00 phút ngày 24/8/2020 Trung tâm ký nhận phiếu trả giá của đơn vị bưu chính. Khách hàng chủ động liên hệ với Trung tâm để xác nhận Phiếu trả giá của mình.

Địa chỉ nhận: Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản (Số 6, đường Chiến Thắng Sông Lô, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).

+ Nộp phiếu trả giá trực tiếp tại Trụ sở Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản từ ngày 19/8/2020 đến 16 giờ 30 phút ngày 24/8/2020.

(Tất cả thời gian nêu trên thực hiện trong giờ hành chính).

5. Thời gian, địa điểm đấu giá; đối tượng, điều kiện, cách thức tham gia đấu giá

- Công bố giá: Hồi 14 giờ 00 phút, ngày 27/8/2020 tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản.

- Tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật có nhu cầu đăng ký đấu giá thông qua mua hồ sơ, đăng ký đấu giá, và nộp đủ tiền đặt trước theo quy định. Liên hệ điện thoại 02073.816.375 để được hướng dẫn./.

* Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017

Điều 106. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật bao gồm:

a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;

Điều 107. Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 106 của Luật này được thực hiện thông qua quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 110. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Sau khi có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm báo cáo cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này.

2. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản theo các hình thức quy định tại Điều 109 của Luật này, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.

3. Căn cứ quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm tổ chức xử lý tài sản theo quy định tại Điều 111 của Luật này.

* Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là đơn vị chủ trì quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân) được quy định như sau:

1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.

b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.

Điều 18. Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân quy định như sau:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý đối với tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, trừ tài sản bị tịch thu quy định tại điểm c khoản này.

* Thông tư 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

Điều 3. Việc chuyển giao, tiếp nhận, bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

d) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Tài sản là gỗ, lâm sản khác thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại, trừ tài sản quy định tại Điểm d Khoản này; động vật rừng còn sống hoặc sau khi được cứu hộ khỏe mạnh được chuyển giao theo quy định pháp luật cho các cơ quan sau:

- Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương, cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) nơi có tang vật bị tịch thu;

Điều 4. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt phương án xử lý theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc địa phương), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của Phòng Tài chính - Kế hoạch, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

4. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, Bộ, cơ quan trung ương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức thực hiện theo quy định.

* Quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định việc quản lý, sử dụng tài sản công và xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 03/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang

Điều 22. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án xử lý đối với:

a) Tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương quyết định tịch thu;

b) Điều chuyển tài sản từ cấp tỉnh về cấp huyện và ngược lại.

c) Điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh với nhau.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu thuộc cấp tỉnh quyết định phương án xử lý đối với:

a) Tài sản khác có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý ra quyết định tịch thu;

b) Điều chuyển tài sản giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý ra quyết định tịch thu.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phương án xử lý đối với:

a) Tài sản khác có giá trị dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý ra quyết định tịch thu;

b) Điều chuyển tài sản từ cấp huyện về cấp xã và ngược lại.

Chuyên đề