#Ngân sách nhà nước
Ảnh minh họa: Internet

Thu ngân sách nhà nước năm 2020: Kiến nghị tăng thu hơn 8.800 tỷ

(BĐT) - Tình trạng hụt thu của năm 2020 là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các chính sách miễn, giảm thuế của nhà nước. Bên cạnh đó, việc hạch toán và kê khai thiếu doanh thu, xác định sai chi phí, tính thiếu thuế cũng như các khoản thu khác được Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phát hiện qua kiểm toán, đối chiếu; từ đó kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 8.802,6 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng ngày 23/5 tại Thủ đô Hà Nội

Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020: Không coi là “việc đã rồi”

(BĐT) - Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, không coi quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020 là “việc đã rồi” để đánh giá thực chất nguyên nhân của những bất cập, tồn tại kéo dài như: ước thu khác xa so với thực tế, chi chuyển nguồn ngân sách còn quá lớn; sai phạm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều…
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV, ngày 09/11/2021

Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

(BĐT) - Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, tiếp tục ngày làm việc thứ 13 (ngày 9/11), Quốc hội dành cả ngày để tiếp tục thảo luận về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022…
Cần nhanh chóng ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo, tạo cú hích giúp doanh nghiệp tận dụng quãng thời gian còn lại của năm 2021 để tăng tốc hoàn thành kế hoạch. Ảnh: Nhã Chi

Khơi thông nhanh các động lực tăng trưởng

(BĐT) - Theo nhiều đại biểu Quốc hội, có cơ hội trong các tháng tới, tuy nhiên, phải tranh thủ thời gian, có thêm các giải pháp, chính sách đặc biệt, đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, khơi thông nhanh các động lực tăng trưởng để nền kinh tế sớm phục hồi, bứt phá. Đồng thời, cũng không lơ là các nhiệm vụ dài hạn, căn cơ để nền kinh tế nước ta “không lỡ nhịp, lỡ thì với thiên hạ”.
Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 là 1.748 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Internet

Ngân sách nhà nước năm 2022: Cần tăng chi hỗ trợ tiền mặt

(BĐT) - Đóng góp ý kiến về Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 đang được Bộ Tài chính xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng cần phân tích kỹ hơn về chi NSNN 2022, nhất là chi hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, tăng trợ cấp tiền mặt với ngân sách đủ lớn.
Cần có các gói hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư công trình hạ tầng, đặc biệt là công trình hạ tầng trọng yếu, hạ tầng trọng điểm quốc gia. Ảnh: Internet

Năm 2021, dự kiến thu ngân sách nhà nước tăng 1,7%

(BĐT) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dù đã giảm, miễn, hoãn nhiều chính sách thuế, nhưng dự kiến thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 phấn đấu tăng khoảng 1,7%; chi ngân sách không vượt dự toán, bội chi ngân sách như Quốc hội phê chuẩn. Đồng thời, nhờ tiết kiệm chi để có thêm nguồn lực để chống dịch và cho các gói phát triển kinh tế. 
Dự kiến chi thường xuyên năm 2022 là 1.111,19 nghìn tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng chi NSNN, tăng 5,1% so với dự toán năm 2021. Ảnh: Internet

Năm 2022, dự kiến tăng thu ngân sách nhà nước 3,4%

(BĐT) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 với dự toán tổng thu cân đối NSNN là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021; dự toán chi cân đối NSNN là 1.784,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5% so dự toán năm 2021; bội chi tương ứng khoảng 4% GDP (bằng tỷ lệ dự toán năm 2021). Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 21 - 22% tổng thu NSNN. Đến cuối năm 2022, nợ công khoảng 43 - 44% GDP.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 bằng ngân sách TP.HCM được thông qua với mức 142.557 tỷ đồng, trong khi nhu cầu vốn dự kiến là 672.862 tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Ngân sách nhà nước eo hẹp, huy động vốn từ đâu?

(BĐT) - Nhu cầu đầu tư lớn trong khi nguồn lực cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước (NSNN) ngày càng hạn hẹp. Để giải bài toán này, nhiều ý kiến cho rằng, trong ngắn hạn có thể tính đến việc tiếp tục khai thác nguồn thu từ đất, song về trung và dài hạn, xã hội hóa đầu tư vẫn là giải pháp căn cơ.
Nhu cầu chi cho công tác phòng chống dịch đối với các lực lượng tham gia phòng chống dịch như Công an, Quân đội và các địa phương là rất lớn. Ảnh: Internet

Đề xuất dành 14,6 nghìn tỷ tiết kiệm chi thường xuyên để phòng chống Covid-19

(BĐT) -  Bộ Tài chính vừa công bố thông tin cho biết, tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 16/9, Chính phủ đã trình UBTVQH cho phép chuyển nguồn tiết kiệm chi thường xuyên 14.620 tỷ đồng điều chỉnh vào Dự phòng Ngân sách Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ chi cấp bách cho công tác phòng chống dịch Covid-19.
Tháng 8/2021, ngân sách nhà nước bội chi gần 37 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Tâm An

Ngân sách nhà nước chật vật vì dịch Covid-19

(BĐT) - Tháng 8 năm nay, ngân sách nhà nước (NSNN) rơi vào tình trạng bội chi. Diễn biến dịch bệnh phức tạp, doanh nghiệp và người dân xoay sở tìm cách cầm cự, dự báo tăng trưởng kinh tế thấp hơn nhiều so với mục tiêu là những yếu tố cho thấy “túi tiền” nhà nước trong những tháng cuối năm sẽ rất chật vật. Có ý kiến cho rằng, cần chú trọng cân đối cán cân tài khóa, kiểm soát chặt các nguồn chi phòng chống dịch bệnh và chi hỗ trợ khôi phục kinh tế.
Số thu nội địa của ngân sách nhà nước có xu hướng “hụt hơi” từ cuối tháng 4/2021 do ảnh hưởng dịch bệnh. Ảnh: Nhã Chi

Ngân sách nhà nước trước thách thức lớn

(BĐT) - Đến hết tháng 7, cán cân ngân sách nhà nước vẫn giữ được thặng dư ở mức hơn 101,5 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh phức tạp có nguy cơ làm giảm nguồn thu ngân sách trong những tháng tới, trong khi chi ngân sách chịu áp lực tăng để đảm bảo công tác phòng chống dịch và hỗ trợ khôi phục sản xuất, an sinh xã hội. Điều này có thể khiến “túi tiền” quốc gia rơi vào trạng thái thâm hụt, nên chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu để củng cố cán cân tài khoá sau dịch.
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019

(BĐT) - Tiếp tục Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng nay (28/7), Quốc hội thông qua Nghị quyết về điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019 với số phiếu tán thành cao 95,39%.
Đẩy mạnh chi đầu tư phát triển là giải pháp để kích thích tổng cầu, góp phần nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ảnh: Lê Tiên

Thách thức cân đối ngân sách nhà nước nửa cuối năm

(BĐT) - Thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong 6 tháng đầu năm đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, tác động từ đợt dịch Covid-19 thứ 4 khiến số thu có xu hướng giảm trong những tháng gần đây và gây quan ngại với việc hoàn thành nhiệm vụ của cả năm. Bên cạnh việc đốc thúc thu đúng, thu đủ, có ý kiến cho rằng, cần tích cực đẩy mạnh chi đầu tư phát triển để kích thích tổng cầu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tổng mức vốn ngân sách nhà nước cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến là 2,87 triệu tỷ đồng. Ảnh: Lê Tiên

Sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển

(BĐT) - Trong nhiều cuộc làm việc với các bộ, ngành gần đây và đặc biệt là chỉ đạo về xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên tục nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư công phải thực sự đóng vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế.
Thu từ cả 3 khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Ảnh: Internet

Thu nội địa tăng 7,7%

(BĐT) - Số liệu vừa được Tổng cục Thuế công bố cho biết, tính đến hết 4 tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) do cơ quan thuế quản lý ước đạt 468.088 tỷ đồng, bằng 41,9% so với dự toán, bằng 105,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Chi đầu tư phát triển quý I đạt gần 60,8 nghìn tỷ đồng, bằng 12,7% dự toán, giảm 1,4%. Ảnh: Internet

Quý I, tổng thu ngân sách nhà nước hơn 403 nghìn tỷ đồng

(BĐT) - Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) quý I đạt 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán, tăng 0,3% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, thu nội địa đạt 30% dự toán, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020; thu từ dầu thô đạt 34,6% dự toán, giảm gần 50%; cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 30,8% dự toán, tăng 9,7%.